Page 211 - Di Tích Lịch Sử
P. 211

Văn miếu -  Quốc Tử giám đã trải qua một quá trình trùng tu lâu dài sau khi bị
          thực dân Pháp tàn phá năm  1947. Năm  1954, sau ngày tiếp quản Thủ đô, Sở Văn hoá
          Hà Nội trùng tu lại hai dãy đông vu, tây vu ở hai bên sân đại bái. Ngày 28/4/1962, Bộ
          Văn hoá đã công nhận xếp hạng là khu di tích lịch sử cấp Nhà nước. Ngày 25/4/1988,
          Trung tâm Hoạt động văn hoá khoa học Văn miếu -  Quốc Tử giám được thành lập, có
          chức năng quản lí tu bổ, tôn tạo di tích cho xứng đáng với danh tiếng và vai trò trong
          lịch sử phát triển nển văn hoá giáo dục của dần tộc. Năm  1991, tu bổ điện đại thành
          và cải tạo toàn bộ hệ thống thoát nước. Năm 1992, nạo vét cạp lại 4 hổ nhỏ ở khu vực
          thứ nhất và thứ hai. Năm 1993, tu bổ thảm cỏ cây xanh, thay đất trổng lại cỏ, xây dựng
          nhà vệ sinh, nhà kho ở sau dãy hữu vu phía tây. Năm 1994, xây dựng lại 8 nhà che bia,
          sắp xếp bia Tiến sĩ, mỗi bên 4 dãy, mỗi dãy 10 bia.
              Ngày 11/3/2003, thành phố Hà Nội đã khởi công đúc tượng đổng 4 danh nhân văn
          hoá là: vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tống và Tư nghiệp Quốc Tử giám
          Chu Wn An để thờ tự trong nhà Thái Học là những người có công sáng lập Văn miếu -
          Quốc Tử giám và phát triển nền giáo dục Việt Nam.
              Hiện nay, cả nước chỉ còn lại sáu văn miếu là chứng tích cho sự phát triển của nến
          giáo dục Nho học của dân tộc trong suốt thời kì phong kiến. Trong đó, tiêu biểu nhất
          là văn miếu ở Thăng Long -  Hà Nội. Cùng với Quốc Tử giám -  trường Đại học đầu
          tiên của nước Việt Nam được xây dựng từ thế kỉ XI, nơi đây là một trong 23  di tích
          quốc gia được xếp hạng đặc biệt và đã trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn không
          chỉ với người dần trong nước mà còn đối với những du khách nước ngoài muốn tìm
          hiểu sâu vê' lịch sử nước ta.



































                                 Một » ố  Í>1 tícVi lỊcVi sử -  VẲM VioẮ Việt N A m
                                            ( 2  1  4  )
   206   207   208   209   210   211   212   213   214   215   216