Page 210 - Di Tích Lịch Sử
P. 210
cụm kiến trúc hình chữ u cổ kính và truyền thống. Sau đại bái đường là tòa thượng
điện có quy mô tương tự cả vể chiểu cao lẫn bể rộng. Đại bái đường nối với thượng
điện bằng một tiểu đình hình vuông. Nếu tách riêng cụm 3 kiến trúc này ra mà nói thì
chúng được xây dựng theo hình chữ còng mà tiểu đình chính là nét sổ giữa và đại bái
đường, thượng điện là hai nét ngang trên và dưới.
Thượng điện ở phía sau 9 gian, tường xây 3 phía, phía trước có cửa đóng kín 5
gian giữa, 4 gian đầu hồi có cửa chấn song cố định; tạo nơi đây một không khí thâm
nghiêm, u tịch. Gian chính giữa có khám và ngai lớn để trên một bệ xây, trong có bài
vị Chí thánh tiên sư Khổng Tử. Bên trái có hai ngai thờ Tăng Tử và Mạnh Tử; bên phải
có hai ngai thờ Nhan Tử và Tử Tư. Hai gian đẩu hổi cũng có hai khám lớn xếp chầu
vào gian giữa, thờ Thập Triết gổm những vị: Mẫu tử, Nhiễm tử, Đoan Mộc tử, Trang
Tử, Bốc tử, Hữu tử, Tể tử, Ngân tử, Suyển Tôn tử, Chu tử.
Tòa đại bái bên ngoài cũng xây 9 gian, nhưng chỉ xây 2 tường hồi còn mặt trước
mặt sau để trống. Tòa đại bái này có chức năng hành lễ trong những kì tế tự xuân thu.
Chỉ gian chính giữa có hương án thờ còn các gian khác đểu bỏ trống. Tại đây treo khá
nhiều hoành phi cầu đối. Bức hoành gian giữa khắc bốn chữ Khang Hi ngự thư và
Đổng Khánh Mậu Tý trọng đông thuận để (1888).
Củng như thượng điện, đại bái đường mang đậm phong cách kiến trúc thời Hậu Lê,
không chạm trổ cẩu kì, chổng đấu làm theo kiểu đấu đỡ cột chổng rất Việt Nam, khác
hẳn với phong cách kiến trúc đồng thời của những cồng trình ở các nước láng giềng.
Khu khải thánh là khu sau cùng của di tích, là nơi thờ cha mẹ Khổng Tử, tức là
Thúc Lương Ngột và Nhan Thị. Đền Khải Thánh xưa vốn là Quốc Tử giám, nơi rèn
đúc nhân tài cho nhiếu triều đại. Năm 1946, quán Pháp đã bắn đại bác phá hủy sạch
nơi đây nên kiến trúc ngày nay là hoàn toàn mới. Toàn bộ mái đểu được lợp hai lớp
ngói lót, trên là một lớp chì dày l,5mm rổi đến một lớp ngói lót nữa, và trên cùng là
ngói mũi hài. Phần giữa các cột nhà với chân đá tảng cũng đặt một tấm chì dày l,5mm
để chống ẩm từ dưới lên. Nển sân đểu được lát gạch bát kích thước 30 X 30 x 4cm. Xung
quanh nhà đểu được bó vỉa bằng đá xanh. Quy mô kiến trúc khu Thái Học mới rất bể
thế, trang nghiêm và hài hoà với kiến trúc cảnh quan của khu Văn miếu phía trước.
Nhà tiền đường, hậu đường là công trình xây dựng hoàn toàn mới do Trung tâm thiết
kế tu bổ di tích - Bộ Văn hoá - Thông tin thiết kế kĩ thuật, nằm trong công trình trùng tu
khu Thái Học khởi công xây dựng ngày 13/7/1999. Nhà tiền đường có 9 gian với 40 cột gỗ
lim chống mái, đẩu hồi xây tường bằng gạch, mặt ngoài để trần không trát. Tiền đường là
nơi trưng bày truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo ngày nay, đống thời cũng là nơi tổ
chức các cuộc hội thảo khoa học, văn hoá nghệ thuật dân tộc. Tầng một là nơi tôn vinh
Danh sư Tư nghiệp Quốc Tử giám Chu Văn An và là nơi trưng bày về Văn miếu - Quốc
Tử giám Thăng Long và nển giáo dục Nho học Việt Nam; giới thiệu khái quát lịch sử hình
thành và phát triển của nơi đây cùng những giá trị sâu sắc của truyển thống tôn sư trọng
đạo, hiếu học, để cao nhân tài, thừa kế và phát huy di sản văn hoá dân tộc. Tầng 2 có 5 gian
là nơi tôn thờ các danh nhàn đã có công xây dựng di tích và đóng góp vào sự nghiệp giáo
dục Nho học của Việt Nam, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lê Thánh Tông.
Một fồ &ỉ ticVi lịcti fứ - VÃM Vioá Việt Navm
c 2 1 3 >