Page 198 - Di Tích Lịch Sử
P. 198

Khán Sơn. Giữa thế kỉ XIX, Bố chánh Hà Nội Lê Hữu Thanh, Tổng đốc Hà Nội Hoàng
       Thu đã cùng một số quan lại bỏ tiền xây một ngôi nhà ngói trên núi Khán, gọi là Khán
       Sơn đình làm chỗ hội họp các văn nhân. Vì vậy, có thời kì nơi đây nổi tiếng trong sinh
       hoạt văn hoá của nhân sĩ Bắc Hà.
           Sau khi kiểm soát được toàn bộ Đông Dương, năm  1894, quân Pháp cho phá dỡ
       toàn bộ thành Hà Nội, chỉ giữ lại cửa Bắc để làm kỉ niệm. Núi Khán bị san bằng, một
       vườn hoa nhỏ được xây dựng tại đây, tạo thành một quảng trường rộng lớn được đặt
       tên là Vườn hoa Pugininer.
           Sau khi Nhật đảo chính Pháp, thiết lập chính quyển mới do Trần Trọng Kim đứng
       đẩu thì bác sĩ Trần Văn Lai được cử làm Đốc lí Hà Nội (Thị trưởng). Vốn là một trí
       thức có tinh thần dân tộc, ngay sau khi nhận chức, ông đã quyết định đổi một loạt tên
       đường phố từ tiếng Pháp sang tiếng Việt lấy theo tên của các vị anh hùng Việt Nam
       như phố Garnier thành phố Đinh Tiên Hoàng, phố Boulevard Carnot thành phố Phan
       Đình  Phùng.  Vườn  hoa  Pugininer  trước  Phủ  Toàn  quyển  được  ông  đổi  tên  thành
       Vườn hoa Ba Đình để kỉ niệm vùng Ba Đình ở Thanh Hoá, nơi đã nổ ra cuộc khởi
       nghĩa chống Pháp kéo dài từ tháng 9/1886 đến tháng 1/1887.
           Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Ban tổ chức ngày lễ Độc lập được thành
       lập ngày 28/8/1945. Ban Tổ chức quyết định dựng một lễ đài để Chính phủ lâm thời ra
       mắt quốc dân, giao cho họa sĩ Lê Văn Đệ và kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh thiết kế và
       thi công. Lễ đài được xây dựng với vật liệu chủ yếu là gỗ, trang trí bằng vải, huy động
       nhân công quần chúng, nhanh chóng hoàn thành trong 48 giờ, từ ngày 30/8 đến ngày
       1/9/1945. Chính trên lễ đài này, sáng ngày 2/9/1945, Chính phủ Cách mạng lâm thời
       Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra mắt quốc dần và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản
       Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Với sự kiện này,
       Vườn hoa Ba Đình được người dân Hà Nội mệnh danh là Quảng trường Ba Đình hay
       Quảng trường Độc Lập và đoạn phố Puginier cũng được gọi tên là đường Độc Lập.
           Ngày 9/9/1969, sáu ngày sau khi Hồ Chủ tịch qua đời, lễ truy điệu Người đã được
       cử hành trọng thể tại Quảng trường Ba Đình. Mười vạn đổng bào Thủ đô và các địa
       phương cùng 34 đoàn đại biểu quốc tế đã tới đây dự lễ.
           Quảng trường  Ba  Đình  hiện  nay thuộc  quận  Ba  Đình,  Thủ  đô  Hà  Nội.  Quảng
       trường có chiếu dài 320m, rộng hơn  lOOm, chia thành 240 ô vuông trổng cỏ, là hình
       tượng những chiếc chiếu trải trên sân đình ở các làng quê Việt Nam xưa; ở giữa là cột
       cờ cao 30m. Nó kết hợp chặt chẽ với kiến trúc của lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh để trở
       thành một di tích lịch sử quan trọng bậc nhất nước nhà và cũng là địa điểm tham quan
       nồi tiếng của đổng bào cả nước.
           Lăng Chủ tịch Hổ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hổ Chủ tịch, Lăng Bác, là nơi đặt
       thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hổ Chí Minh được chính thức khởi
       công ngày 2/9/1973 tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Người đã
       từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn.
           Lăng được khánh thành vào ngày 29/8/1975. Lăng gổm 3 lớp với chiểu cao 21,6m,
       lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gổm phòng


                               Mệt *ấ w ticVi lịcVi fỳ* -  VẲM VioA Việt Mavm
                                         c   20 1  )
   193   194   195   196   197   198   199   200   201   202   203