Page 196 - Di Tích Lịch Sử
P. 196
Ngoài ra, khu di tích Phù Đổng còn có chùa Kiến Sơ. Chùa nằm sát bên đền
Thượng, được xây dựng từ thế kỉ VIII. Đến năm 820, nhà Đường đô hộ nước ta, nhà
sư Vô Thông Ngôn từ Trung Hoa sang đã tu tại chùa này, mở đẩu cho phái Tào Động.
Chùa cũng từng là nơi tu học của vua Lý Thái Tổ. Trong chùa còn có nhiều tượng của
Vô Thông Ngôn và Lý Công uẩn, Lão Tử, Khổng Tử và 18 vị La Hán.
Lễ hội Phù Đổng được tổ chức từ mổng 6 đến 12 tháng 4 âm lịch hàng năm với sự
tham gia của 5 làng: ba làng ở phía bắc sông Đuống là Phù Dục, Phù Đổng và Đổng
Viên và hai làng bên bờ nam là Đổng Xuyên và Hội Xá. Ngày hội chính là ngày mồng
9. Lễ hội có nhiều trò chơi đặc biệt như hát Ai Lao. Đây là một tập tục cổ xưa, ban đẩu
hát bằng tiếng Lào, sau đó chuyển sang hát bằng tiếng Việt. Trong ngày lễ lớn có trò
diễn trận, rước kiệu, múa cờ, diễn lại sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân.
Lễ hội Phù Đổng là một trong những đỉnh cao của sinh hoạt văn hoá cổ truyền ở
Việt Nam. Ngoài việc tái hiện lại sự kiện Thánh Gióng phá tan giặc Ân, lễ hội nơi đây
cũng đổng thời thể hiện những hình thức trong tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp.
Do vậy, trong dân gian vẫn còn những lời nhắc nhau như:
“Ai ơi mông chín tháng tư
Không đi hội Gióng cũng hư mất đời”
Khu di tích đền Gióng nằm ở phía bên kia sông Đuống, là một địa chỉ tham quan,
du lịch vô cùng độc đáo và ý nghĩa. Nơi đầy không chỉ gắn với một loạt những di tích,
đển miếu, chùa chiền nổi tiếng của Gia Lâm mà còn hấp dẫn khách du lịch bởi một
khu vực còn mang đậm dấu ấn tự nhiên, có thể kết hợp được du lịch lịch sử và sinh
thái ven sông và có hiệu quả cao.
Một »ố í>i tícti lịcVi eử - VẲM tioÁ Việt
c 199 >