Page 192 - Di Tích Lịch Sử
P. 192
việc vê' mùa hè, nơi Người họp, trao đổi công việc với các đổng chí trong Bộ Chính
trị, cán bộ phụ trách đầu ngành hoặc các địa phương đặc biệt là cán bộ, chiến sĩ miền
Nam ra miền Bắc chữa bệnh và công tác. Trên bàn làm việc vẫn còn lại những kỉ vật
của Người.
Tầng trên nhà sàn có hai phòng: phòng làm việc, phòng ngủ.
Phòng làm việc có một bàn, một ghế, một giá sách. Giá sách được đặt vào vách
ngăn giữa hai phòng. Sách ở trên giá thuộc nhiểu lĩnh vực khác nhau; trong đó, có
nhiều cuốn sách của các tác giả trong nước và ngoài nước tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh
với những lời để tặng đáy tình cảm trần trọng và quý mến. Ngăn dưới cùng giá sách là
chiếc máy chữ được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng hàng ngày như một cây bút. Tại
nơi đây, Chủ tịch Hổ Chí Minh soạn thảo nhiểu văn bản quan trọng có tính chất định
hướng cho cách mạng.
Nhà 54 là nơi Chủ tịch Hổ Chí Minh đã ở và làm việc từ ngày 19/12/1954 đến
ngày 18/5/1958. Sau khi chuyển vể sống ở Nhà sàn, hàng ngày Người vẫn đến đây ăn
cơm và sử dụng các phương tiện vệ sinh cá nhân. Nhà 54 có ba phòng, phía giáp ao
là phòng làm việc và cũng là nơi Người tiếp khách, ở giữa là phòng ăn, cuối cùng là
phòng ngủ. Mọi đổ dùng sinh hoạt của Người cùng với tài liệu sách báo Người đang
đọc, những món quà lưu niệm bạn bè quốc tế tặng Chủ tịch Hổ Chí Minh vẫn được
giữ nguyên, xếp đặt gọn gàng, hợp lí, khoa học như những ngày cuối cùng của Người.
Tổng số tài liệu hiện vật ở trong nhà 54 gần 400 đơn vị, riêng hiện vật thuộc chất
liệu giấy đã có hơn 300 đơn vị.
Phòng họp Bộ Chính trị là nơi quyết định cuộc Tấn công và nổi dậy Xuân 1968.
Nhà 67 - nơi họp Bộ Chính trị, cũng là nơi Hồ Chí Minh dưỡng bệnh và qua đời.
Các đổng chí cán bộ, chiến sĩ ở Cục Công trình thuộc Bộ Tư lệnh công binh được
giao nhiệm vụ thiết kế và xây dựng công trình từ ngày 1/5/1967 đến ngày 30/6/1967
thì hoàn tất trọn vẹn. Chủ tịch Hổ Chí Minh để nghị sử dụng địa điểm này làm nơi họp
Bộ Chính trị, làm việc với các đổng chí Trung ương, các cán bộ phụ trách đầu ngành.
Từ ngày 25/8/1969 trở đi, Người lâm bệnh nặng, diễn biến bệnh tình mỗi ngày một
xấu và phức tạp; ngôi nhà 67 trở thành nơi điểu trị bệnh cho Người. Gần 100 tài liệu,
hiện vật đang được bảo quản gìn giữ ở nơi đây đểu gỢi lại những hoạt động của Chủ
tịch Hổ Chí Minh và những vấn để Người đang quan tầm trong những ngày cuối đời.
Ngoài ra, khu di tích còn có nhiều địa điểm, công trình tham quan khác. Giàn hoa
Phủ Chủ tịch là nơi Hồ Chí Minh thường tiếp khách. Đường Xoài là con đường mà
Chủ tịch thường đi bách bộ sau giờ làm việc và tập thể dục buổi sáng. “Đường mòn
Bác Hổ” - con đường mà Chủ tịch Hổ Chí Minh luyện tập với mong muốn có đủ sức
vào thăm người dần miền Nam 'Việt Nam trong những năm cuối đời. “Ao cá Bác Hổ”
với diện tích 3.320m^, sâu 3m, có nhiều loài cá được thả tại đây.
Thảm thực vật ở Khu di tích vô cùng phong phú và đa dạng, với hơn 2.000 cá thể.
Trong đó, nhiều cây gắn với Bác, có cây do Bác trồng, lại có cây Người mang từ nước
Môt »ố w ticVi lịcti tử - VẲM VioẮ Vỉ|t Nam
c 195 )