Page 188 - Di Tích Lịch Sử
P. 188
kiên cố bậc nhất Đông Dương. Tên tiếng Pháp của nhà tù này lúc bấy giờ là Maison
Centrale và tiếng Việt là “Ngục thất Hà Nội”. Mặt bằng cho việc xây dựng nhà tù này
bao gốm phẩn đất của Hội truyền giáo xứ Bắc Kì, một phẩn đất tư nhân của người
nước ngoài và đất của 48 hộ dân địa phương cùng với đất của các ngôi chùa Lưu Ly,
Bích Thư, Bích Hà. Tổng diện tích để xây dựng nhà tù và các công trình phụ cận ban
đầu là 12.908ml Hệ thống đó bao gồm các công trình: 1 nhà canh gác, 1 nhà thương,
2 nhà giam cẩm bị can, 1 phân xưởng, 5 nhà để giam tù nhân. Ban đầu, ngục Hỏa Lò
được chia thành bốn khu: A, B, c và D. Khu A và B dành cho phạm nhân đang được
xem xét, phạm nhân quan trọng hoặc những tù nhân vi phạm kỉ luật nhà tù. Khu
c giam giữ phạm nhàn người Pháp hoặc người ngoại quốc. Khu D là nơi giam cầm
phạm nhân bị án tử hình chờ ngày duyệt y hoặc giảm án.
Quanh nhà tù được bao bọc bởi những bức tường đá hộc kiến cố có đường kính
30 - 40cm, cao 4m, dày 0,5m, có cắm các mảnh chai, dây thép gai trên mặt tường. Bốn
góc của tường đểu có gác canh để quan sát cả trong và ngoài nhà tù.
Cổng chính Hỏa Lò được xây dựng gắn liền với bức tường phía ngoài của tòa nhà
2 tấng và cấu trúc hình vòm cuốn. Tầng dưới dùng để mở cổng chính, còn tầng trên là
nơi làm việc và nơi ở của cai ngục Pháp. Tường nhà tẩng hai được xây gạch, tầng một
thì ghép đá với nhau, tạo nên sự kiến cố và nặng nể của hình ảnh nhà tù. Dãy nhà dùng
làm nơi giam giữ tù nhân là một tầng, lợp mái ngói. Tường trước và sau đểu trổ các cửa
sổ với hệ thống nan sắt to, ken dày; có nơi còn đến 2 - 3 lớp song sắt chổng lên nhau
để giam giữ những tù nhân trọng yếu. Bên trong các xà lim là nơi giam giữ những tù
nhân chính trị bị cho là nguy hiểm. Còn ngục tối là để dành riêng cho những tù nhân
bị coi là đặc biệt nguy hiểm.
Bên trái cổng nhà tù là dãy nhà giam nữ nữ tù nhân, sân đặt máy chém và dãy nhà
giam được thiết kế theo nhiều kiểu phòng giam khác nhau để tiện giam giữ và phần
loại tù nhân.
Trong nhà tù hiện nay còn một máy chém mà thực dân Pháp đã dùng để thực thi
án tử hình đối với các đổng chí Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Hoàng
Tôn, Phó Đức Chính,... Ngoài ra, hiện vật còn lại của nhà tù đến nay là 28 chiếc cùm
(chủ yếu là cùm tập thể), một phẩn miệng nắp cống nơi các đồng chí cách mạng tiến
hành vượt ngục và hồ sơ thiết kế của nhà tù.
Hỏa Lò là nơi đã gắn chặt với tội ác của thực dân Pháp và tinh thần đấu tranh
của các chiến sĩ cách mạng. Mặc dù nơi đây nổi tiếng là nơi kiến cố nhưng những tù
nhân vẫn tìm cách vượt ngục. Trong giai đoạn 1930 - 1932, đã có 7 đồng chí vượt ngục
thành công. Trước sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 10/3/1945, có 9 đổng chí vượt
ngục. Cách mạng tháng Tám thành công, mọi tù nhân đểu được giải phóng. Nhưng
sau đó, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta, tiếp tục biến nơi đây thành một
nhà giam kiên cố, nguy hiểm. Năm 1948, nơi đầy giam giữ khoảng 800 tù nhân. Đến
năm 1953, con số này đã lên tới 2.000 người và thường nhốt chung tù nhân phạm tội
giết người với tù chính trị nhằm sử dụng họ để đàn áp tù chính trị. Tuy nhiên, lực
lượng tù chính trị ở đây là vô cùng lớn nên các đổng chí luôn biết cách thuyết phục,
Một số i>i ticVi lỊcti sừ - VÀM VioẮ Việt
c 1 9 1 >