Page 184 - Di Tích Lịch Sử
P. 184
Tây). Phía bắc Đường Lâm tiếp giáp với huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, ranh giới
là sông Hồng.
Tuy gọi là một làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng
Cam Giá Thịnh, huyện Phúc Thọ, trấn Sơn Tây; trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông
Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lằm liền kể nhau. Các làng này gắn kết với nhau
thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay
không hê' thay đổi. Đây là quê hương nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố Cái
Đại vương Phùng Hưng, Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà
chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại, Hà Kế
Tấn, Kiểu Mậu Hãn, Phan Kế An. Đặc biệt, Đường Lâm nổi tiếng với tên gọi “đất hai
vua” do là nơi sinh ra của Ngô Quyền và Phùng Hưng.
Ngày nay, làng Đường Lâm vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản của một ngôi
làng người Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, giếng
nước, ruộng nước, gò đồi.
Một điểm đặc biệt là Đường Lâm còn giữ được một cổng làng cổ ở làng Mông
Phụ. Đây không phải là một cổng làng như các cổng làng khác ở vùng Bắc Bộ mà chỉ
là một ngôi nhà hai mái đốc nằm ngay trên đường vào làng.
Đường Lâm có 956 ngôi nhà truyền thống, trong đó các làng Đông Sàng, Mông
Phụ và Cam Thịnh lần lượt có 441, 350 và 165 nhà cổ, có nhiều ngôi nhà được xây
dựng từ rất lâu (năm 1649, 1703,1850...). Đặc trưng của nhà cổ truyền thống ở đầy là
tất cả đểu được xây từ những khối đá ong. Nghê' làm tương ở đây cũng rất nổi tiếng và
chất lượng tương của làng không hê' thua kém các làng làm tương khác như làng Bần
(Hưng Yên), Cự Đà (Thanh Oai, Hà Tây).
Trong số 8 di tích lịch sử, văn hoá ở Đường Lâm thì đình Mông Phụ, chùa Mía
(tức Sùng Nghiêm tự), lăng Ngô Quyền đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp vào loại
di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia.
xưa kia, vùng đất Đường Lám là Cam Giá, tên Nôm là Mía, nên chùa trong làng
được quen gọi là chùa Mía. Đây là ngôi chùa lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật nhất Việt
Nam và được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật vào năm 1964.
Theo truyền thuyết, chùa do bà Nguyễn Thị Rong, vợ chúa Trịnh Tráng (1623 -
1657), được gọi là Bà Chúa Mía, cho xây dựng. Theo tấm bia khắc năm Đức Long thứ
sáu (1634) ở trong chùa thì chùa được trùng tu năm 1632 do các cung tẩn phủ chúa
là Nguyễn Thị Ngọc Rệu, Nguyễn Thị Ngọc Thạch và phu nhân Ngô Thị Ngọc Loan.
Chùa được tu bổ và hoàn chỉnh dần vào thế kỉ XVII và thế kỉ XIX.
Chùa nằm trên vùng đổi của làng Đông Xàng, xã Đường Lâm, tức là tọa lạc trên
mảnh đất xứ Đoài giàu truyền thống, nơi hội tụ quẩn thể di tích gồm nhiêu đền chùa,
miếu mạo, phản ánh quá trình xây dựng và gìn giữ một vùng đất giàu truyển thống
lịch sử.
Cấu trúc chùa Mía gổm các tòa tam quan, chính điện, thượng điện, nhà tổ, hành
lang san sát, nối kể nhau theo hình chữ Mục. Bước qua cổng tam quan, nhìn sang bên
phải, du khách sẽ nhìn thấy cầy đa cổ, gốc to khít vòng tay mấy người ôm, rễ cây rắn
Một tồ tícVi lịcli từ - VẲM VioẢ Việt NAm
c 187 >