Page 180 - Di Tích Lịch Sử
P. 180

Năm 1009, Lý Công uẩn lên ngôi vua, sáng lập vương triều Lý. Tháng 7 năm 1010,
       nhà vua công bố “Thiên đô chiếu” (Chiếu dời đô) để dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) vê'
       thành Đại La và đổi tên kinh thành là Thăng Long. Ngay sau khi dời đô, Lý Công uẩn
       đã cho gấp rút xây dựng Kinh thành Thăng Long, đến đẩu năm  1011 thì hoàn thành.
       Kinh  thành  Thăng Long được xầy dựng theo mô  hình  tam trùng thành  quách gồm
       vòng ngoài cùng gọi là La thành hay Kinh thành, bao quanh toàn bộ kinh đô và men
       theo nước của 3 con sông: sông Hổng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu. Kinh thành là
       nơi ở và sinh sống của dân cư. Hoàng thành là khu triều chính, nơi ở và làm việc của
       các quan lại trong triểu. Thành nhỏ nhất ở trong cùng là Tử Cấm thành, chỉ dành cho
       vua, hoàng hậu và số ít cung tân mĩ nữ. Nhà Trần sau khi lên ngôi đã tiếp quản Kinh
       thành Thăng Long rồi tiếp tục tu bổ, xây dựng các công trình mới. Sang đến đời nhà
       Lê sơ, Hoàng thành cũng như Kinh thành được xây đắp, mở rộng thêm ra. Trong thời
       gian từ nám  1516 đến năm  1788 thời nhà Mạc và Lê trung hưng, Kinh thành Thăng
       Long bị tàn  phá  nhiều  lần.  Đẩu  năm  1789, vua  Quang Trung  dời  đô về  Phú Xuân,
       Thăng Long chỉ còn là Bắc thành. Thời Nguyễn, những gì còn sót lại của Hoàng thành
       Thăng Long lần lượt bị các đời vua chuyển vào Phú Xuân phục vụ cho việc xây dựng
       kinh thành mới. Chỉ có điện Kính Thiên và Hậu Lâu được giữ lại làm hành cung cho
       các vua Nguyễn mỗi khi ngự giá Bắc thành. Năm 1805, vua Gia Long cho phá bỏ tường
       của Hoàng thành cũ và cho xây dựng thành Hà Nội theo kiểu Vauban của Pháp với quy
       mô nhỏ hơn nhiều. Năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính lớn, vua Minh Mạng đã
       cho đổi tên Thăng Long thành tỉnh Hà Nội. Khi chiếm xong toàn Đông Dương, người
       Pháp chọn Hà Nội là thủ đô của Liên bang Đông Dương thuộc Pháp và thành Hà Nội
       bị phá đi để lấy đất làm công sở, trại lính cho người Pháp. Từ năm 1954, khi bộ đội ta
       tiếp quản giải phóng thủ đô thì khu vực thành Hà Nội trở thành trụ sở của Bộ Quốc
       phòng. Như vậy giá trị đầu tiên của khu trung tâm Hoàng thành Tháng Long -  Hà Nội
       thể hiện ở chỗ nó gân như là một “bộ lịch sử sống” chảy suốt theo cả chiểu dài lịch
       sử hơn 13 thế kỉ của Thăng Long -  Hà Nội, kể từ thành Đại La đến thời đại ngày nay.
           Với diện tích khoảng 20ha,  quần thể di tích được chia làm nhiếu khu vực khác
       nhau và mỗi khu vực lại có giá trị lịch sử, văn hoá và du lịch riêng.
           Khu khảo cổ  18 Hoàng Diệu bao gổm tầng dưới cùng là một phấn bên phía đông
       của thành Đại La dưới thời Cao Biền, nhà Đường, tầng trên là cung điện nhà Lý và
       nhà Trần, tiếp theo là một phần trung tâm của đông cung nhà Lê và trên cùng là một
       phân của trung tâm tòa thành tỉnh Hà Nội thế kỉ XIX. Bể mặt Lý -  Trấn ở tầng hai có
       rất nhiều hiện vật được phát hiện, như những nền cung điện, có kích thước một chiểu
       hơn 60m, chiểu kia 27m; có 40 chân cột, rổi cả giếng cổ, gạch, phù điêu; có tượng rồng,
       phượng mà được các nhà nghiên cứu mĩ thuật khẳng định là mô típ hoa văn thời Lý.
       Khi tiến hành khai quật ở hố B16 thuộc địa điểm dự kiến xây dựng toà nhà Quốc hội
       mới, Viện khảo cổ học đã phát hiện một toà lâu đài 3 tầng lầu, 4 mái, dạng hình tháp
       toạ lạc trên một diện tích xấp xỉ  lOOOm^ thuộc hệ thống các cung điện Thăng Long
       xưa. Theo đánh giá thì đây là công trình đầu tiên, có tẩm cỡ và giá trị nhất được tìm
       thấy từ trước đến nay với tổng cộng khoảng 3 triệu hiện vật.


                               Một sấ &i ticli lịcli sừ -  VÃM lioA Việt
                                          c   183  )
   175   176   177   178   179   180   181   182   183   184   185