Page 176 - Di Tích Lịch Sử
P. 176

Lê Hoàn (Lê Đại Hành) cùng các tướng sĩ trên đường hành quần chống giặc Tống xâm
      lược, đã vào làm lễ cẩu thánh Gióng phù hộ. Sau khi chiến thắng quay về, vua Lê Đại
      Hành vào lễ tạ rổi sai người tìm gốc trầm hương tạc thành tượng thẩn và xây dựng
      khu đền uy nghi, đồng thời phong thêm hai chữ “Phù” và “Thiên”, dẫn đến tên của ngài
      được thờ tại đển Sóc là “Phù Đổng Thiên Vương”.
          Đền gắn chặt với truyền thuyết vể Thánh Gióng -  một vị thánh có công đánh đuổi
      giặc Ân sang xâm lược nước Văn Lang vào đời vua Hùng thứ sáu. Hiện nay, để tướng
      nhớ vế công ơn của Thánh Gióng, thần tích Phù Đổng Thiên Vương được thờ ở hai
      khu là làng Phù Đổng (Gia Lâm) và Phù Linh (Sóc Sơn) và sẽ mãi là nơi lưu giữ và phát
      huy những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc, di sản văn hoá quốc gia.
          Tất cả những công trình liên quan đến đền Sóc được xây dựng và trùng tu từ giai
      đoạn Tiền Lê, trải qua nhiều lẩn tôn tạo, tu bồ qua các triều đại phong kiến khác góp
      phần làm cho khu di tích ngày càng to đẹp như ngày nay. Từ ngoài cổng bước vào là đền
      Trình, tiếp là đền Mẫu, chùa Đại Bi và đền Thượng. Ngoài ra, trên đỉnh núi Vệ Linh còn
      có nhà bia đã tồn tại hàng trăm năm. Vì mỗi công trình không nằm gần nhau nên ta phải
      đi qua những hàng cây, tán lá cổ thụ mới thấy được hình dáng của ngôi đến hoặc chùa
      tiếp theo. Dường như chính màu xanh bạt ngàn của rừng núi cùng với màu đỏ của đất
      đổi đã khiến quấn thể đển Sóc nhuốm màu sắc của chốn thâm nghiêm, cổ kính.
          Đền Trình mở đẩu cho một thế giới linh thiêng bằng những gốc đa xù xì, với những
      pho tượng cổ và thoang thoảng mùi hương. Đặc biệt trên gác đền có viển tường chạy theo
      hình bậc thang, lượn sóng với những họa tiết câu kì, đẹp mắt. Đi mấy bước qua con đường
      lát gạch hai bên là chùa Đại Bi. Ngôi chùa nhỏ nhưng “hút mắt” người xem bởi lối kiến trúc
      độc đáo từ mái vòm uốn cong hai đầu, đến những cánh cửa còn nguyên màu sơn son. Bên
      trong đến được phủ bởi hoành phi, cầu đối sơn son thếp vàng đẹp lộng lẫy và uy nghiêm.
          Đển Thượng, thờ Đức Thánh Gióng, đây là ngôi đển lớn, mang đậm lối kiến trúc
      cổ của nhà Phật (kiểu hai tầng tám mái).  Đển có quy mô đổ sộ, kiến trúc theo kiểu
      chuôi vổ: bên ngoài ngôi đền gổm 5 gian, 2 chái; phía trong là hậu cung. Ngôi đển có
      cách bài trí sắp xếp mang đậm dấu ấn văn hoá Việt, tạo ra sự linh thiêng nơi thờ cúng
      thần linh. Trong đền còn có đôi ngựa gỗ tượng trưng cho ngựa sắt năm xưa Đức Thánh
      cưỡi để dẹp giặc Ân. Đền được bài trí lộng lẫy, uy nghiêm với hoành phi, câu đối sơn
      son thếp vàng. Đến đển Sóc, du khách còn có thể chiêm ngưỡng tượng Thánh Gióng
      được đúc bằng đổng nguyên chất, nặng 85 tấn, vươn lên trời với độ dài 16m, đặt trên
      đỉnh núi Đá Trổng -  đỉnh cao nhất của khu di tích, nơi cậu bé Gióng đã cởi giáp, vẫy
      chào quê hương, thăng thiên hoá thánh.
          Trên  đỉnh núi Vệ  Linh là một nhà bia.  So với các  nhà bia mà trong đình,  chùa
      (thường quét vôi) thì nhà bia này được xây dựng hoàn toàn bằng đá phiến. Phẩn thân
      nhà vững chãi gắn liển với đỉnh hình chóp nón, trông tựa như một chiếc mũ sắt của
      Đức Thánh Gióng năm xưa.
          Đền Sóc được xây dựng từ năm 980, thời Tiến Lê (980 -  1009) đến nay đã trải qua
      13 lẩn trùng tu, lẩn gần nhất diễn ra năm  1992  nhưng vẫn giữ được kiểu dáng kiến
      trúc, quy mô, vị trí của các công trình.

                              Một »ố  b i ticVi ÍỊcVi   -  VẲV* ÍIOÁ Việt N a w
                                         <  1  7  9  )
   171   172   173   174   175   176   177   178   179   180   181