Page 179 - Di Tích Lịch Sử
P. 179

Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn.  Đây là công trình kiến trúc đổ sộ,
         được các triểu vua xây dựng trong nhiểu giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan
         trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.
             Việc phát lộ di tích Hoàng thành năm 2003 đã gây nên một chấn động lớn trong
          dư luận xã hội và nhận được sự quan tâm sầu sắc của nhân dân trong nước và cộng
          đổng người Việt Nam ở nước ngoài.  Theo  những gì đã khai  quật được,  khu di tích
          trung tâm Hoàng thành Thăng Long -  Hà Nội có diện tích 20ha, bao gồm khu khảo
          cồ học  18 Hoàng Diệu và các di tích còn sót lại trong khu di tích Thành cổ  Hà Nội
          như Bắc Môn, Đoan Môn, Hậu Lâu, rồng đá điện Kính Thiên, nhà con rồng, nhà D67
          và cột cờ Hà Nội. Cụm di tích này được bao bọc bởi 4 con đường: phía bắc là đường
          Phan Đình Phùng, phía nam là đường Điện Biên Phủ, phía đông là đường Nguyễn Tri
          Phương và phía tây là đường Hoàng Diệu.
              Ngày 12/8/2009, Hoàng thành Thăng Long được Thủ tướng Chính phủ kí Quyết
          định  số  1272/QĐ-TTg, xếp  hạng Di tích  Quốc gia đặc biệt của cả nước.  Đặc biệt,
          vào lúc 20h30 ngày 31/7/2010 theo giờ địa phương tại Brasil, tức 6h30 ngày 1/8/2010
          theo giờ Việt Nam, Uỷ ban Di sản thế giới đã thông qua Nghị quyết công nhận khu
          Trung tâm Hoàng thành Thăng Long -  Hà Nội là Di sản văn hoá thế giới. Những giá
          trị nổi bật toàn cáu của khu di sản này được ghi nhận bởi 3 đặc điểm nổi bật: chiểu
          dài lịch sử văn hoá suốt  13 thế kỉ; tính liên tục của di sản với các tầng di tích, di vật
          đa dạng, phong phú. Có thể nói, đây là một niềm tự hào vô cùng to lớn của nhân dân
          Hà Nội cũng như nhân dân cả nước.
              Khu di tích lịch sử và khảo cổ hoàng thành Thăng Long có ba giá trị tiêu biểu để
          được xếp hạng di sản văn hoá thế giới. Thứ nhất, những di tích trên mặt đất và khai
          quật  được  trong lòng đất tại khu trung tâm  Hoàng  thành Thăng  Long  -   Hà Nội  là
          minh chứng đặc sắc vể quá trình giao lưu văn hoá lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiểu ảnh
          hưởng văn hoá từ bên ngoài, có giá trị toàn cẩu của văn minh nhân loại để tạo dựng
          nên những nét độc đáo, sáng tạo của một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của một
          quốc gia vùng châu thổ sông Hổng.
              Thứ  hai,  khu  Hoàng  thành  Thăng  Long  -   Hà  Nội  là  minh  chứng  duy  nhất  về
          truyền thống văn hoá lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hổng trong suốt 13 thế
          kỉ và vẫn được tiếp nối cho đến ngày nay. Những tẩng văn hoá khảo cổ, di tích kiến
          trúc và nghệ thuật của di sản phản ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của các
          vương triều cai trị đất nước Việt Nam.
              Thứ ba, đây là minh chứng rõ nét vê' một di sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sự
          kiện trọng đại của lịch sử của một quốc gia dân tộc vùng Đông Nam Á trong mối quan
          hệ khu vực và thế giới.
              Giai đoạn tiền Thăng Long, nhà Đường đã cho xây thành ở Tống Bình là giai đoạn
          đáu tiên khu vực này có vai trò quan trọng là một trung tầm quyển lực chính trị. Đầu thế
          kỉ IX, các tiết độ sứ nhà Đường chỉ đắp thành khá nhỏ. Năm 866, Cao Biển đã cho đắp
          thành lớn, gọi là Đại La với chu vi khoảng 2.000 trượng; cao 2,6 trượng, chần thành rộng
          2,5 trượng. Tuy nhiên, thời Ngô, Đinh, Tiển Lê thì kinh đô chuyển vể Cổ Loa, Hoa Lư.

                                 Một tồ bi ticVi lỊcVi sử -  VẲM tioẮ Vỉệt
                                            c  1 8 2 )
   174   175   176   177   178   179   180   181   182   183   184