Page 174 - Di Tích Lịch Sử
P. 174
ngợi cảnh đẹp của đền và tượng Trấn Vũ. Tại nhà bái đường còn một pho tượng nữa,
nhỏ hơn, cũng bằng đổng đen, nhiểu người cho rằng đây là tượng ông Trùm Trọng -
người thợ cả đã chỉ huy việc đúc pho tượng Trấn Vũ. Tượng này là do các học trò của
ông đúc để ghi nhớ công ơn của thầy.
Năm 1856, Bố chánh Sơn Tây là Phạm Xuân Quế, Bố chánh Hà Nội là Tôn Thất
Giáo, Tri huyện Vĩnh Thuận là Phan Huy Khiêm đã tổ chức quyên góp trùng tu, sửa lại
chính điện, đình thiêu hương, bái đường và gác chuông, làm thêm hai dãy hành lang
bên phải và bên trái, đắp lại bốn pho tượng đại nguyên soái, tượng thần Đương Niên
hành khiển, Vàn Xương Đế Quân.
Đền Quán Thánh còn nổi tiếng với vẻ đẹp của nghệ thuật chạm khắc gỗ. Trên các
bộ phận kiến trúc bằng gỗ của ngôi đền các để tài như tứ linh, dơi, cá, tùng, trúc, cúc,
mai, lẵng hoa, bầu rượu, thanh gươm, cảnh sinh hoạt của trần gian và thượng giới...
đểu được chạm khắc một cách tinh xảo, mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê.
Đển Quán Thánh không chỉ là một địa điểm linh thiêng của Hà Nội mà còn là một
trong những nơi sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng nổi tiếng của người dân thủ đô. Song
hành cùng lịch sử, ngôi đển được in dấu bởi nét thời gian tạo nên một vẻ đẹp rất riêng,
vẻ đẹp của một Hà Nội những ngày tháng cũ. Đến Quán Thánh cùng với một loạt các
di tích khác ven hổ Tây đã trở thành một địa điểm du lịch không thể thiếu của mỗi du
khách khi đến với Thủ đô. Đặc biệt, để khai thác hết tiềm năng du lịch của những di
tích này, hàng loạt dự án vê' việc xây dựng tuyến tham quan quanh hồ Tây bằng xe điện
đã được áp dụng, thu hút du khách không chỉ bằng vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng
cho nơi đây mà còn bằng những giá trị văn hoá, lịch sử tiêu biểu cùng với sức hấp dẫn
của những món ăn độc đáo ven hổ Tây. Đầy là một thế mạnh vô cùng to lớn của du
lịch Hà Nội hiện nay và tương lai.
Môt số M tìcVi lịcíi svr - VẲM VioẢ Việt NAm
c 177 >