Page 169 - Di Tích Lịch Sử
P. 169
Giang đã dựng cung Thụy Khánh và đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía đông đối diện
với Ngọc Sơn gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội. Cuối đời Lê, cung Thụy Khánh bị Lê
Chiêu Thống phá huỷ. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai đã lập ra một ngôi chùa gọi là
chùa Ngọc Sơn trên nển cung Thụy Khánh cũ. Năm 1841, một hội từ thiện đã bỏ gác
chuông, xây lại các gian điện chính, các dây phòng hai bên, đưa tượng Văn Xương đế
quân vào thờ và đổi tên là đển Ngọc Sơn. Bài kí “Đến Ngọc Sơn đế quân” được soạn
năm 1843 vào lúc nhân dịp sửa đến Quan đế thành chùa Ngọc Sơn có viết: “... Hổ Tả
Vọng (tên cũ của hổ Hoàn Kiếm) là một danh thắng đất Kinh kì xưa. Phía bắc mặt hổ,
một gò đất nổi lên rộng khoảng ba bốn sào, tương truyền là chỗ đài câu cá thời cuối
Lê. Trước đây, ông Tín Trai làng Nhị Khê nhân có đển Quan Đế tại đấy bèn mở rộng
sửa sang thêm gọi là chùa Ngọc Sơn...”. Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho
Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Đển mới sửa đắp thêm đất và xây kè đá xung
quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cầu từ bờ Đông đi vào gọi là cầu Thê Húc. Bài kí
“Sửa lại miếu Văn Xương” có viết: Hiện nay đền thờ mới đã hoàn thành, phía trước
kể bờ nước, làm đình Trấn Ba, ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng văn hoá. Bên
tả, phía đông cầu Thê Húc, dựng Đài Nghiên. Lại vê' phía đông trên núi Độc Tôn, xây
Tháp Bút, tượng trưng cho nển văn vật...”. -. .
Đền hiện nay mang hình dáng kiến ưúc được xây dựng từ thế kỉ XIX. Đền thờ
thần Văn Xương Đế Quân là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ Trần Hưng
Đạo - vị anh hùng có công phá giặc Nguyên Mông thế kỉ XIII.
Trên núi Ngọc Bội (núi Độc Tôn), danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây một tháp đá,
đỉnh tháp hình ngọn bút lông, thân tháp có khắc ba chữ “Tả Thanh Thiên” (viết lên trời
xanh), gọi là Tháp Bút. Đế tháp là một ụ tròn, đắp đá hộc xung quanh và được gọi là núi
Độc Tôn. Tháp xây hình vuông, nhỏ dẩn lên trên đỉnh và đỉnh mang hình bút lông chĩa
thẳng lên trời nên có tên là Tháp Bút. Ngăn cách mỗi tẩng tháp là mái nhô ở cả bốn phía,
mỗi mặt của mỗi tầng tháp đểu có một ô cửa giả, sầu vào trong lòng tháp lOcm.
Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên
là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý ghi tên những người thi đỗ, khiến cho
các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành. Tiếp đến là một cửa cuốn gọi là đài Nghiên
do ba chú cóc đội lên, trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ
đôi theo chiều dọc. ở mặt trước, phía dưới tường hoa lan can có đắp nổi hai chữ “Đài
Nghiên”. Trên nghiên có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên mực
xét vể phương diện triết học. Người đời sau ca ngợi là; “Nhất đài Phương Đình bút”.
Hai bên nghiên xây hai bức tường bao chạy thẳng sang hai bên làm cho Đài Nghiên
có dáng dấp một cổng thành. Phía sau đài Nghiên có hai đại tự “Thiện”, “Ác”, ở đỉnh
chính giữa đắp một hình hổ phù, quay về phía cáu Thê Húc, phía dưới ghi “Ảnh động
Long xà” và ba chữ Hán “Ngọc Sơn từ”.
Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, được Nguyễn "V^n Siêu xây dựng vào
năm 1864 cùng với tháp Bút, đài Nghiên. Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng
đẹp của mặt trời. Cầu có 15 nhịp, 32 chân cột tròn xếp thành 16 đôi. Cẩu Thê Húc
được làm bằng gỗ rất thô sct-yà sơn màu đỏ thẫm, chữ màu vàng. Tương truyển cuối
Mội sò bi ticVi lịcli sử - VẶM tioÁ VtêtXaim
c 172 )