Page 164 - Di Tích Lịch Sử
P. 164

gồm  8  chiếc  thế kỉ  XVII,  trong  đó  có  một  chiếc  chạm  rổng và  hổ  phù,  một  chiếc
      chăm hoa văn quy bối, kì hà và nhiểu hiện vật khác.
          Xưa kia, chùa có quả chuông đổng lớn, đúc vào năm Long Phù Nguyên Hoà thứ
      chín  (1109),  nhưng ngày nay không còn.  Chuông hiện nay là được đúc lại vào năm
      Giáp  Thân  1794.  Chuông  cao  l,75m;  đường  kính  đỉnh  0,44m;  đường  kính  miệng
      0,93m. Cả bổn ô của chuông đểu chia làm 2 phần, phần rộng khắc bài minh, phấn nhỏ
      ghi tên những người công đức việc đúc chuông.  Chuông có 4 núm gõ.  Quai chuông
      hình rông cuốn thời Lê, cao 0,55m.
          Ngoài  ra,  chùa còn lưu giữ  26  đạo  sắc  phong  của  các triều đình phong kiến,
      có niên đại trải dài từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XX.  Một trong những di vật quý giá
      nhất của chùa Thầy, được các nhà khảo cồ học quan tâm nghiên cứu là lưng ngai
      thời Trần. Rất nhiều tác phẩm của các nhà nghiên cứu khảo cổ đểu cho rằng: lưng
      ngai bằng gỗ ở chùa Thầy là một trong số hiếm hoi những di vật gỗ thời Trần vượt
      qua được sự huỷ hoại của thời gian đến ngày nay, và đây cũng là cỗ lưng ngai cổ
      nhất Việt Nam.
          Lễ hội chùa được tổ chức từ ngày mùng 5 đến mùng 7 tháng 3 âm lịch, là dịp thu
      hút rất đông du khách bởi nơi đây cách trung tâm Hà Nội không quá xa và khá thuận
      tiện về mặt giao thông. Trong ngày hội, nhiều tăng ni từ các nơi khác trong vùng cùng
      về đầy dự lễ trong những bộ cà-sa trang trọng, tay cầm gậy hoa, miệng tụng kinh trong
      tiếng mõ trâm đều. Lễ cúng Phật và trai đàn -  một diễn xướng có tính chất tôn giáo -
      được thực hiện có sự phối hợp của các nhạc cụ dân tộc. Nhưng hội chùa Thầy không
      chỉ có những nghi thức tôn giáo,  ở  đây còn có trò múa rối nước mang đậm sắc thái
      dân gian mà ngày nay có tiếng vang ở nhiều nước. Trai thanh gái lịch gần xa tìm đến
      hội chùa Thầy còn để thỏa mãn tính mạo hiểm khi leo núi và khao khát bày tỏ tình yêu
      trong một khung cảnh thiên nhiên rộng mở.
          Có thể nói, tọa lạc trong khung cảnh núi non hùng vĩ của Sài Sơn, chùa Thầy yên
      tĩnh, thanh bình, linh thiêng. Trải qua hàng tràm năm tổn tại, chùa Thầy vẫn là một
      công trình kiến trúc đẹp, luôn thu hút đông Phật tử và du khách bốn phương tìm về.
























                              Một số &i tícli lịcVt svr - VÃH VioÁ Việt N A tM
                                         c   1 6 7   >
   159   160   161   162   163   164   165   166   167   168   169