Page 163 - Di Tích Lịch Sử
P. 163
ba kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh, tượng cha mẹ Từ Đạo Hạnh. Xung quanh chùa có
hai dãy hành lang, phía sau có lầu chuông, lẩu trống. Phía trước chùa là một sân rộng
nhìn ra hổ Long Chiểu.
Tiển đường gổm ba gian, hai chái, dài 20m, rộng 5m, cao 5,2m. Tiền đường được
chịu lực bởi 8 cột cái và 16 cột quần. Hai đáu kìm của toà tiển đường gắn đôi lân trong
tư thế xô vào nhau, miệng lân nhả ra các dải uốn lượn, thân lần gắn các mảnh sứ. Hai
dãy hành lang chạy dọc hai bên chánh điện, dài 30m, rộng 2,8m. Mỗi hành lang được
chia làm 13 gian thờ thập bát La Hán.
Chính điện (điện Phật) là toà nhà thứ hai trong cụm kiến trúc trọng tâm của chùa
Thầy, nằm phía sau tiến đường. Nển chính điện cao hơn mặt sân l,5m, cao hơn tiền
đường 0,5m. Lối lên điện Phật phải đi sang hai bên, chia làm 3 bậc cấp theo khẩu độ
chênh nhau 0,5m. Mái giống với mái tiển đường, lợp bằng ngói mũi hài, phía dưới có
diếm lá sòi cách điệu trang trí cánh sen vuông.
Những chiếc bẩy giả nơi đây cũng chưa từng thấy xuất hiện trong bất kì kiến trúc
cổ nào ở Việt Nam. Trong kiến trúc truyền thống, sử dụng kẻ làm thành phần nối liền
giữa cột cái và cột con, qua cột quấn chạy thẳng ra ngoài để đỡ mái hiên. Kẻ được làm
chệch ra phía ngoài cột 0,8m tạo thành bẩy giả, đã làm mở rộng lối đi từ điện Phật lên
điện Thánh.
Mặt trước ba gian chính của chính điện bỏ trống tạo thành cửa đi vào, hai bên
được ghép ván tạo thành cửa bức bàn. Hai hổi và tường phía sau bưng kín, có các ô cửa
hình chấn song, cùng những ô hộc chạm thủng để lấy ánh sáng. Khám thờ ở hai đầu
hồi cũng kết cấu độc đáo. Theo các nhà nghiên cứu, bộ mái của chính điện chùa Thầy
có niên đại thời Nguyễn, còn bộ khung có niên đại từ thế kỉ XVII.
Điện Thánh được xây dựng trên nển cũ của ngôi chùa thời Lý, tuy nhiên đã được
trùng tu rất lớn vào thế kỉ XVII, tới thời Nguyễn tiếp tục được sửa chữa. Điện Thánh
gổm ba gian hai chái, dài 14,7m, rộng 1 l,7m.
Toàn bộ khung chịu lực gồm 4 cột cái (đường kính 0,5m) và 16 cột quàn (đường kính
0,45m), tất cả các cột đểu được kê trên các tảng đá hình vuông có kích thước 0,9x0,9m.
Trong số 4 cột cái có hai chiếc cột vô cùng quý giá, là di sản của ngôi chùa thời Trần còn sót
lại, đã 800 năm tuổi. Hai chiếc cột này, một chiếc bằng gỗ pơ mu và một chiếc bằng gỗ chò
chỉ, được các nhà khảo cổ học đánh giá là hai chiếc cột gỗ cổ nhất Việt Nam.
Chùa Thầy còn bảo lưu được 36 pho tượng cổ, niên đại từ thời Lý đến thời Nguyễn,
xếp thứ ba về số lượng tượng cổ (sau chùa Mía có 252 pho và chùa Cói có 37 pho).
Chùa Thầy có hệ thống bệ (cơ đài) phong phú, thuộc nhiều thời đại (Lý, Trấn, Lê, Mạc,
Nguyễn) với nhiều chất liệu (đá, gỗ). Đáng quan tâm nhất là phải kể đến các bệ: bệ đá
sư tử đội toà sen thời Lý; bệ đá hoa sen hình hộp thời Trần; bệ tượng vua Lý Thẩn Tông
(gỗ, thế kỉ XV); bệ gỗ Tam thế (gỗ, thế kỉ XVI); bệ Di Đà Tam Tôn (gỗ, thế kỉ XVII);
bệ Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn (gỗ, thế kỉ XVIII); bệ tượng Di Lặc và bệ Thích
Ca Sơ Sinh (thế kỉ XIX).
Ngoài hệ thống tượng và bệ, chùa Thẩy còn bảo lưu được 7 nhang án cổ, đặt
trong toà điện Thánh và điện Phật. Bên phải khám thờ có giá gỗ dắt bộ kiếm thờ
Một số t>i tícti lịcti svr - VÃM VioÁ Việt NAm
( 1 6 6 )