Page 160 - Di Tích Lịch Sử
P. 160
nay rất nhiều. Hơn nữa, sử sách cũng ghi lại rằng lối kiến trúc tòa tháp sen là một kiểu
kiến trúc cổ, độc đáo của dân tộc ta.
Hình ảnh toà đài sen (Liên Hoa Đài), ta quen gọi là chùa Một Cột ngày nay có
hình vuông, mỗi chiểu 3m, mái cong dựng trên cột đá hình trụ cao 4m (chưa kể phẩn
chìm dưới đất) có đường kính là l,2m. Trụ đá gổm 2 khối, gắn rất khéo, thoạt nhìn
như một khối đá liền, phần trên thân trụ mang 8 cánh gỗ, trông tựa bông sen nở, lại
có chức năng ăn liền với mộng 8 cột của chùa để đỡ lấy đòn ngang của chùa. Trên nóc
chùa có hình 2 đẩu rồng chầu về mặt nguyệt. Trong chùa là tượng Phật Quan Âm toạ
lạc sơn màu vàng. Phía trên tượng phật là hoành phi “Liên hoa đài”. Sự độc đáo của
kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá. ở đày có sự kết
hợp táo bạo của trí tưởng tượng lãng mạn đầy thi vị qua hình tượng hoa sen và những
giải pháp hoàn hảo vê' kết cấu kiến trúc gỗ bằng hệ thống móng giằng; đặc biệt là sử
dụng các cột chống chéo lớn từ cột đến sàn, vừa tạo thế vững chắc, vừa mang lại hiệu
quả thẩm mĩ như đường lượn của cánh sen, thiếp lập sự hài hoà giữa mái và sàn bởi
một đối xứng ảo. Cùng với ao hình vuông phía dưới có thể là biểu tượng cho đất (trời
tròn, đất vuông), ngôi chùa như vươn lên cái ý niệm cao cả là lòng nhân ái soi tỏ thế
gian. Khối kiến trúc gỗ, đá được phù trỢ bởi cảnh quan, có ao, có cây cối đã tạo nên
sự gẩn gũi, tinh khiết mà vẫn thanh lịch. Có thể nói, đây là một công trình kiến trúc
sáng tạo kết hỢp không gian kiến trúc có nhịp điệu cao thấp gồm điêu khắc đá, hội
hoạ, chạm vẽ hành lang, mặt nước là biểu tượng văn hoá, nghệ thuật cao, mang tính
dân tộc đậm nét.
Cả hai đã trải qua nhiều đợt trùng tu khác nhau. Thời Lê, triều đình nhiều lần cho
tu sửa, thu nhỏ kích thước đài sen và cột đá. Năm 1838, Tổng đốc Đặng Văn Hoà tổ
chức quyên góp thập phương sửa chữa điện đường, hành lang tả hữu, gác chuông và
cửa tam quan. Năm 1852, Bố chính Tôn Thất Giao cho đúc chuông mới. Năm 1864,
Tổng đốc Tôn Thất Hàm tiến hành trùng tu, làm sàn gỗ hình bát giác để đỡ toà sen,
chạm trổ thêm công phu tráng lệ. Tuy nhiên, nám 1954, trước khi rút khỏi Hà Nội,
quân Pháp đã đặt mìn phá đổ chùa. Sau ngày tiếp quản thủ đô, Bộ Văn hoá đã cho tu
sửa chùa Một Cột theo đúng kiểu mẫu cũ để lại từ thời Nguyễn, đặc biệt là hình ảnh
ngôi chùa hiện nay chính là kết quả của đọt tu sửa năm 1955.
Chùa Một Cột đã được chọn làm một trong những biểu tượng của Thủ đô Hà Nội,
ngoài ra biểu tượng chùa Một Cột còn được thấy ở mặt sau đồng tiển kim loại 5.000
đồng của Việt Nam. Tại quận Thủ Đức, Thành phố Hổ Chí Minh hay tại Cố đô Hoa
Lư cũng có một phiên bản chùa Một Cột khác.
Với những giá trị lịch sử như vậy, quẩn thể chùa Một Cột không chỉ là một nơi
sinh hoạt tôn giáo của nhân dân trong vùng mà còn có ý nghĩa to lớn của một di tích,
thắng cảnh nổi tiếng, có thể thu hút được nhiểu khách du lịch trong và ngoài nước.
Đặc biệt, với vị trí nằm ngay sát khu Phủ Chủ tịch Hổ Chí Minh, nơi đây chính là
một điểm tham quan không thể thiếu của sau khi du khách đến thắp hương tưởng
nhớ Bác Hổ.
Một s ố w tícVi lỊcVi s ử - VĂM VioÁ Việt Nah i
c 163 )