Page 156 - Di Tích Lịch Sử
P. 156

trì việc phục hưng ngôi chùa.  Chùa Đậu vốn thờ Tứ Pháp; vân, vũ, lôi, điện  (tức
       là mây, mưa, sấm, chớp).
           Chùa  được  xây  dựng  kiểu  “nội  công  ngoại  quốc”.  Tam  quan  chùa  là  một  gác
       chuông đẹp, hai tầng tám mái với các đầu đao cong vút. Nhiều bộ phận gỗ được chạm
       khắc hình rống, phượng và hoa lá. Tầng trên treo quả chuông đúc năm Cảnh Thịnh
       thứ 9  (1801) thời nhà Tây Sơn. Tuy nhiên, hiện nay tam quan đã có những dấu hiệu
       của sự hư hỏng và đang được trùng tu lại.
           Qua tam quan là một sân gạch rộng, hai bên có hai tòa giải vũ làm nơi nghỉ ngơi
       cho khách hành hương. Tiền đường phía trước, nối liển với hai dãy hành lang hai bên
       và nhà tổ ở phía sau làm thành một khung vuông bao bọc lấy tòa thiêu hương và điện
       thờ Bà Đậu hay nữ thần Pháp Vũ.
           Ngoài  những  giá  trị  kiến  trúc,  chùa  Đậu  còn  bảo  lưu  được  nhiều  di vật  quý.
       Cuốn sách bằng đổng có từ thời Sĩ Nhiếp đẩu thế kỉ thứ III (năm 200 -  210) hiện cất
       giữ tại chùa cho biết rõ sự tích Phật giáo là từ Ấn Độ du nhập vào Việt Nam. Hai con
       chổn  đá ở thểm tam quan có niên hiệu thời Trần, đôi rồng đá ở thềm tiền đường,
       đến nay đã có hơn 500 năm tuổi; các phù điêu chạm hình tiên nữ đẩu người, mình
       chim, những chàng trai cưỡi rồng đánh hổ, các loại gạch đất nung có hoa văn thời
       Mạc, thời Lê, hai bộ sách đồng đểu là những hiện vật có giá trị lịch sử cao.  ơ  chùa
       Đậu có khá nhiều bia đá từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII. Trong chùa có chiếc khánh
       đồng đúc năm 1774 với bài minh do Phan Trọng Phiên biên soạn, ở  đây còn hai tấm
       biển gỗ sơn son thếp vàng khắc bài thơ nôm của chúa Trịnh Căn (1682 -   1709) và
       chúa Trịnh Cương (1709 -  1729). Ngoài ra, chùa còn lưu giữ một khánh đồng đời Lê
       Cảnh Hưng thứ ba mươi ba (1772), một chuông đổng to thời Tây Sơn (Cảnh Trịnh
       thứ chín -   1801), hai tấm gỗ tứ thiết sơn son thếp vàng có chạm hai bài thơ của vua
       Lê  Hy Tông  (1680  -   1705)  và vua  Lê  Dụ Tông  (1705  -   1719)  khi vê' thám  chùa và
       một  số  bia  đá  cổ  thời  Mạc  Sùng  Khang  (1566  -   1577),  Thịnh  Đức  (1653  -   1657),
       Cảnh Hưng (1740 -   1786).
           Đặc biệt, nơi đây hiện còn lưu giữ tượng táng của hai vị thiền sư Vũ Khắc Minh
       và Vũ Khắc Trường, làm nên một chùa Đậu đầy bí ẩn và độc đáo.
           Tục truyền xưa kia, nhân dân quanh vùng thường gọi thiển sư Vũ Khắc Minh là
       nhà sư rau, bởi quanh năm thức ăn của ông chỉ duy nhất là rau. Trước khi mất, ông
       ngổi vào trong am để tụng kinh, mang theo một chum nước và một chum dấu để thắp.
       Ông dặn các đệ tử “sau 3 tháng  10 ngày nếu không nghe thấy tiếng gõ mõ tụng kinh
       nữa mới được mở cửa am ra. Nếu thi thể của ta còn nguyên vẹn thì lấy sơn ta bả lên
       người, còn nếu đã bị hôi thối thì dùng đất lấp am”. Hai vị thiển sư sau khi đắc đạo đã
       để lại Toàn Thân Xá Lợi.
           Hai di hài bó sơn ta của hai nhà sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường (đã thay
       nhau trụ trì chùa vào đầu và giữa thế kỉ thứ XVII)  có thể xem là những “quốc bảo”.
       Được phép của Hội đổng Bộ trưởng và Bộ Văn hoá, tháng 5/1983, pho tượng nhà sư
       Vũ Khắc Minh được đưa vể Viện Khảo cổ học và được tiến hành đo đạc nghiên cứu và
       chụp phim X quang tại bệnh viện Bạch Mai để xác định giá trị.

                               Một 5ố &Í tícli lịcVi sử -  vÃM VioÁ Việt XAm

                                          c   159  >
   151   152   153   154   155   156   157   158   159   160   161