Page 151 - Di Tích Lịch Sử
P. 151
nay là Từ đường Nguyễn Khuyến. Ngôi nhà gồm ba gian, bốn hàng cột, đường kính
cột là 0,25m. Hai đầu hồi và tường sau được xây tường gạch, còn đằng trước là dãy
cửa bức bàn bằng gỗ, mỗi gian có bốn cánh cửa. Cửa này mỗi khi có việc có thể tháo
ra toàn bộ làm cho lòng nhà thoáng đãng, sáng sủa, không gian mở rộng thêm. Trong
nhà chạm khắc không cẩu kì: ngoài một số hình lá lật, một vài chữ triện đơn giản, kĩ
thuật ở đây chủ yếu là ghép mộng, ngang bằng sổ ngay dứt khoát, kết cấu với nhau chặt
chẽ. Tấm ảnh Nguyễn Khuyến đẩu đội khăn lượt mặc áo dài, tay nâng chiếc chén hạt
mít, chụp lúc sinh thời được đặt trang trọng trong từ đường.
Trong khuôn viên của từ đường, ngoài một số công trình, thì còn lại chủ yếu được
trồng cây ăn quả. Đằng trước ba gian từ đường có hoa nhài, hoa huệ, hoa hổng, hoa
ngọc lan, vạn tuế thay nhau nở hoa đưa mùi hương thoảng nhẹ trong gió.
Hiện nay, từ đường Nguyễn Khuyến còn lưu giữ được nhiều di vật có giá trị lịch
sử và văn hoá cao. Tại đây còn hai hòm sách và một ống quyển để lưu giữ văn bài mà
Nguyễn Khuyến ngày nào còn dùi mài kinh sử. Sau khoa thi Tân Mùi (1871), khi đã
đỗ đầu ba khoa, triểu đình ban hai biển Ân tứ vinh quy để quan nghè Nguyễn Khuyến
trở về quê hương ra mắt dân làng và tạ ơn tồ tiên. Hai biểu vua ban nển sơn son thếp
vàng lộng lẫy nay vẫn đặt tại từ đường. Ngoài ra còn một câu đối của tổng đốc Ninh
Thái làm nàm Nhâm Thân (1872) và một cuốn thư mà Tiến sĩ Dương Khuê làm năm
Tàn Mùi (1871) mừng Nguyễn Khuyến đỗ đầu ba khoa. Gian bên phải từ đường còn
kê một chiếc sập gụ, một hiện vật gắn bó chặt chẽ với cuộc đời nhà thơ trong những
năm tháng cuối cùng.
Năm 2004, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Nam đã hoàn tất quá trình khôi phục, sửa
chữa căn nhà cũ và các hạng mục công trình liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của
nhà thơ Nguyễn Khuyến; tạo điểu kiện cho việc thu hút hơn nữa du khách đến tham
quan, tìm hiểu về nhà thơ. Khi du khách đến với từ đường đểu được người chắt nội
thứ năm của cụ Nguyễn Khuyến giới thiệu rất tỉ mỉ và đưa đi thăm quan những hình
ảnh rất đỗi thân thương, quen thuộc trong căn nhà xưa - một căn nhà mang đậm
những nét giản dị của làng quê Bắc Bộ xưa.
Có thể nói, Hà Nam được ngăn làm hai khu vực khá đối xứng với tuyến đường
Quốc lộ 1A làm ranh giới. Chính vì vậy, nếu du khách có nhã hứng đến thăm từ đường
Nguyễn Khuyến thì có thể tiếp tục đi vể phía huyện Lý Nhân để đến với đển Trần
Thương, thưởng thức những đặc sản nổi tiếng dọc sông Chầu hay đi xuống Nam Định
để đến với Phủ Giầy (Vụ Bản) hoặc đển Trần - chùa Tháp. Đó đểu là những tour tham
quan vô cùng ý nghĩa, đặc biệt là cho các em học sinh khi tìm hiểu về giá trị văn học
và lịch sử, văn hoá của dân tộc.
Một số òi tícVi lịcli svc - VẰM VioÁ Việt Naktn
c 1 5 4 )