Page 150 - Di Tích Lịch Sử
P. 150

là huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam). Quê nội của ông ở xóm Hẩu, làng Đức Hổng, nay là
        phường Trung Lương, thị xã Hổng Lĩnh, Hà Tĩnh, ông mất ngày 5/2/1909 tại Yên Đổ.
        Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống khoa bảng, ông tổ
        bốn đời đậu Tiến sĩ, cha là ông đổ đậu Tú tài, con trai ông đậu Phó bảng. Năm  1871,
        khi mới 37 tuổi, ông liên tiếp đỗ đầu các kì thi Hương, thi Hội, thi Đình, người đời suy
        tôn tên ông là Tam Nguyên Yên Đổ (Yên Đổ -  xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh
        Hà Nam -  quê hương thứ hai của ông). Trong hơn mười năm tham gia chính sự, ông
        từng làm việc ở Quốc sử quán và Bộ Hộ trong triều đình Huế; được bổ dụng chức Đốc
        học, Án sát, Bố chánh ở các tỉnh Thanh Hoá, Quảng Ngãi, rổi ông kiên quyết cáo hưu
        ở tuổi năm mươi (1884). Trở về quê nhà, Nguyễn Khuyến có nhiểu sáng tác thể hiện
        tiếng nói trào phúng gắn quyện với trữ tình.
           Nguyên từ đường Nguyễn Khuyến hiện nay là một phần trong khu nhà cũ mà nhà
        thơ đã sống thuộc làng VỊ Hạ (tục gọi là làng Và Hạ), xã Trung Lương, huyện Bình Lục,
        tỉnh Hà Nam. Năm 1843, nhân dần làng VỊ Hạ đã làm nhà đón cụ Nguyễn Liễn -  bố đẻ
        của nhà thơ vể dạy cho con em ở quê hương. Nhân dân và học trò đã tự nguyện bỏ tiền
        ra mua đất rồi đóng góp công sức ra đổ nển, sắm gỗ, lạt, gạch ngói để xây dựng một ngôi
        nhà ở xứ Cửa Quán tại vườn Bùi. Vườn Bùi lúc đó khá rộng, nhưng vê' sau do cuộc sống
        nhiều khó khăn nên nhà thơ đã bán bớt đi năm 1861. Khi cụ từ quan vể quê ở ẩn thì xây
        dựng một ngôi nhà mới có diện tích đất thổ cư 1 sào (360m^), cộng với năm sào ao. Toàn
       bộ cột và khung nhà là tận dụng nguyên liệu của ngôi nhà trước đây của cụ thân sinh.
        Ngôi nhà 5 gian lợp tranh, tường là phên nứa. Sau đó, con trai của cụ là Nguyễn Hoan
        (đỗ Phó bảng năm Kỉ Sửu 1889) đã mua thêm đất xung quanh, rổi vượt thổ đào ao mở
        rộng ra tới 9 sào đất. Trên mảnh đất ấy, Phó bảng Nguyễn Hoan cho dựng nhà tế đường
        theo kiểu chữ Nhị (phía trước là nhà đại tế gổm 7 gian, phía sau là 3 gian -  cách với nhà
        đại tế bởi một khoảng sân nhỏ), và nhiểu công trình khác. Chính tại khu nhà này nhà
        thơ đã sống gẩn 20 năm cuối đời và trút hơi thở cuối cùng. Vào năm  1915, cháu đích
        tôn nhà thơ là Thừa Du đã đem bán 7 gian đại tế cho dần làng Giải Đông (nay thuộc xã
       Yên Đổ, huyện Bình Lục) dỡ vể làm đình. Trên mảnh đất cũ chỉ còn lại một cổng gạch và
       ba gian sau của khu nhà tế đường và đó chính là những dấu tích hiện nay chúng ta thấy
        được khi tham quan gian nhà xưa của Nguyễn Khuyến.
           Đi theo đường lát gạch từ đẩu làng Vị Hạ vào hơn lOOm, qua một vài cái ao quen
       thuộc của vùng đồng chiêm trũng là đến ngõ nhỏ dẫn vào từ đường Nguyễn Khuyến.
        Hàng trúc hiện nay không còn nhiều như thuở nào, chỉ điểm xuyết đôi bụi cây trước
        cổng. Hai bên cổng là đôi câu đối đắp nổi, chữ Hán nhấn vào vữa. Bậc thềm được xây
       ba cấp. Lối ra vào là một khuôn hình chữ nhật, các con sơn và những đấu trụ đắp cẩu
       kì bằng vữa đã làm cho mặt phía trước cổng sinh động hẳn lên. Đây là những mô típ
       khá quen thuộc trong các kiểu kiến trúc cổ. Mặt phía trong có một bán mái gác tường
       ba mặt, lợp ngói nam. Dạng cổng gạch kiểu này cũng rất phổ biến ở nông thôn miền
        Bắc trước đây.
           Qua một sần gạch rộng với hai đầu hổi xây tường gạch là đến nhà thứ hai. Trong
        sân vê' phía giáp tường có một số bổn xây để trổng hoa và cây cảnh. Nhà thứ hai hiện


                               Một »ố t>i ticli íịcVi ívr -  VẲM tioẢ Vĩệt 'Nikm
                                          c   153  >
   145   146   147   148   149   150   151   152   153   154   155