Page 147 - Di Tích Lịch Sử
P. 147
ngang gổm 5 gian, ba gian vừa dùng làm nơi thờ các vị tổ đã trụ trì ở đầy, hai gian
đầu hổi được ngăn thành 2 gian buồng làm nơi ở cho người tu hành. Đằng trước nhà
tổ là một sân gạch, phía ngoài là khu vườn để trổng hoa với cây lưu niên. Phía đông
của khu chùa là phủ thờ Mẫu làm giáp với dãy trung đường. Toàn bộ khu vực chùa có
tường bao quanh.
Hiện nay, việc đến tham quan chùa Bà Đanh trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn bao
giờ hết bởi sự thuận tiện về mặt giao thông. Ngay trong khu nội tự, một dãy nhà khách
làm nơi nghỉ chân cho khách thập phương mới được khánh thành. Huyện Kim Bảng
đang triển khai kết hỢp mô hình giữa du lịch sinh thái và văn hoá tâm linh để tìm
hướng phát triển cho di tích lịch sử này. Trong tương lai không xa, chùa Bà Đanh cùng
với đền Trúc, Ngũ Động Thi Sơn cùng với hệ thống các bến thủy dọc sông Đáy, sông
Châu, sông Nhuệ và Khu du lịch sinh thái Tam Chúc - Ba Sao sẽ tạo nên một tour du
lịch nội địa đầy hấp dẫn cho mảnh đất ngã ba sông này. Lúc đó, thành ngữ “\^ng như
chùa Bà Đanh” có lẽ sẽ mang một ý nghĩa khác với người dân Hà Nam.
Đền Trúc nằm bên núi Cấm cũng được Nhà nước công nhận là Di tích Lịch sử
- Văn hoá cấp Quốc gia năm 1994 và là một điểm du lịch thú vị của Hà Nam mặc dù
còn ít được biết đến. Ngôi đển có vị trí khá gần với Phủ Lý - cách 8km và ở ngay bên
Quốc lộ 21.
Núi Cấm xưa kia bạt ngàn trúc mọc; trúc xanh như tóc, trĩu xuống khắp miền.
Năm 1089, đoàn chiến thuyền của Lý Thường Kiệt khi chinh phạt phương nam đi qua
thôn Quyển Sơn thì bỗng một trận gió lớn ào ào thổi tới, bẻ gãy cả cột buổm rổi cuốn
lá cờ lớn của đoàn quân lên đỉnh núi. Lý Thường Kiệt bèn cho thuyển dừng lại, cùng
quân sĩ lên bờ sửa lễ tế trời đất cẩu đại thẳng. Thắng lớn trở về, Lý Thường Kiệt đã
lên đây làm lễ tạ ơn, khao thưởng ba quân và mở hội cho dân làng mừng chiến thắng.
Sự kiện lá cờ bị gió cuốn đã khiến Lý Thường Kiệt đặt tên cho ngọn núi là Cuốn Sơn.
Vể sau, để tưởng nhớ công lao của vị tướng tài, dân làng Cuốn Sơn đã lập đền thờ Lý
Thường Kiệt ở chính nơi ông đã mở hội mừng chiến thắng. Tuy nhiên, hiện nay ngôi
đền chỉ còn giữ được một số nét căn bản.
Ngôi đền được dựng bằng gỗ lim, cao trên 6m. Nhà tiển đường là một công trình
5 gian. Hệ thống vì kèo biến thể kiểu giá chiêng đổng rường con nhị xuất hiện vào cuối
thế kỉ XVII và phổ biến vào cuối thế kỉ XIX. Ba gian hậu cung được xây dựng cùng một
phong cách với nhà tiền đường, có 2 đẩu bịt đốc, lợp ngói nam, xây bằng gạch thất, bắt
mạch để trẩn. Trên hệ thống cửa có chạm trổ theo các để tài tứ quý. Hiện nay, đền còn
lưu giữ 32 sắc phong của các triều đại phong kiến.
Lễ hội đền Trúc được mở vào dịp đầu xuân hàng năm từ mùng 10 tháng Giêng
đến mùng 6 tháng Hai ầm lịch. Không gian lễ hội từ xưa mở rộng từ đình Trung đến
đển Trúc, chùa Thi và ven núi Cấm. Nét nổi bật nhất của lễ hội này là trò hát dặm gổm
30 tiết mục với hơn 1.000 câu thơ tương truyền do Lý Thường Kiệt sáng tác. Ngoài hát
dặm, hội đền Trúc còn có hát bỏ bộ, hát dúm và hội đua thuyền trên sông Đáy.
Nổi tiếng không kém chùa Bà Đanh, đền Trúc chính là Ngũ Động Sơn nằm ở núi
Cấm, xã Thi Sơn. Từ thành phố Phủ Lý, đi ngược thuyển sông Đáy 8km là đến động,
Một số bi ticVi lịcVi sử - VẰH VioÁ việt N^m
c 150 >