Page 143 - Di Tích Lịch Sử
P. 143
đã thông minh, học thông Nho, Lão, Phật. Năm 21 tuổi, ông xuất gia, tu học với bạn là
thiền sư Định Tuệ dưới sự chỉ dẫn của thiền sư Thiển ông tại chùa Lục Tổ. Sau khi Thiền
Ông mất, ông bắt đẩu chuyên thực tập Tổng Trì Tam Ma Địa nên sau này hễ ông nói lời
gì đểu được thiên hạ cho là phù sấm. ông được xem là cố vấn của vua Lê Đại Hành, là
người thẩy của Lý Công uẩn, đã hướng dẫn cho vị vua này một thời gian dài trước và
sau khi triều Lý thành lập. Sau khi ông viên tịch, vua Lý Thái Tổ và tất cả triểu thần nhà
Lý đến làm lễ Trà tì, thỉnh Xá lợi của ông vể thờ tại chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh). Do công
lao của người đối với triều Tiển Lê và Lý, Thiển sư Vạn Hạnh được suy tôn là Quốc sư,
hiện nay trong chùa Tiêu còn bài vị thờ sư tổ: “Lý triểu tể tướng Thiển sư Vạn Hạnh vị”.
Chùa Tiêu còn là nơi gắn với nhiều giai thoại khác nhau vể Lý Công Uẩn đã
được sử sách ghi lại. Vỉéí sử ỉược, Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Nam nhất thống chí,
Lịch triều hiến chương loại chí đểu có ghi chép vể chùa Tiêu và truyền thuyết về Lý
Công Uẩn. Sách Việt sử lược cho biết: “Thái tổ họ Nguyễn (Lý). Người châu Cổ Pháp,
lộ Bắc Giang. Mẹ là Phạm Thị, ngày 12 tháng 2 năm thứ năm niên hiệu Thái Bình
(974) sinh ra vua. Vua khi bé đã thông minh, khí độ, rộng rãi, học ở chùa Lục Tổ,
sư Vạn Hạnh trông thấy vua lấy làm lạ nói rằng: đây là người phi thường sau này
lớn lên tất có thể cứu nước, yên dân làm chúa thiên hạ”. Sách Đại Việt sử kí toàn thư
ghi lại như sau: “Trước đây ở viện Cảm Tuyển, chùa ứng Thiên Tầm, chầu Cổ Pháp,
có con chó đẻ con sắc trắng có đốm đen thành hai chữ “Thiên tử”. Kẻ thức giả nói
đó là người sinh vào nàm Tuất sẽ là Thiên tử. Đến đây vua sinh năm Giáp Tuất làm
Thiên tử, quả nhiên ứng nghiệm”. Sách Lịch triều hiến chương loại chí ghi chép như
sau: “Tiêu Sơn ở xã Tiêu Sơn, trên núi có chùa Trường Liêu là chỗ trụ trì của sư Vạn
Hạnh... Lý Thái Tổ đầu thai ở đây”.
Bên cạnh những dấu ấn liên quan đến Thiển sư Vạn Hạnh và vua Lý Thái Tổ, chùa
Tiêu còn nổi tiếng với di cốt của Thiển Sư Như Trí tức. Hoà thượng Như Trí, viên tịch
năm 1723. Trong khoa nghi cúng tổ của chùa, thấy có tên thiển sư Như Trí đứng thứ
mười lăm trong danh sách các vị hoà thượng đã trụ trì Tiêu Sơn tự, hàng năm vẫn được
chùa cúng thỉnh. Thiển sư Như Trí trụ trì chùa Tiêu vào cuối thế kỉ XVII, đầu thế kỉ
XVIII, là đệ tử nối pháp của Thiển sư Chân Nguyên (trụ trì chùa Long Động ở Yên Tử).
Ông có công phục hưng thiển phái Trúc Lầm, giữ gìn nhiều tư liệu quý báu của thiển
phái, cùng nhiêu chư tăng đương thời sưu tập, khắc in rất nhiểu sách. Cuốn Thiền uyển
tập anh được ông khắc in năm 1715 tại chùa Tiêu, là bộ sử thiển giá trị của nến văn hoá
Phật giáo nước nhà. Thiển sư Như Trí viên tịch năm Bảo Thái thứ tư, đời vua Lê Dụ
Tông (1723). Trên tháp Viên Tuệ có ghi “Nhục thân Bổ tát Như Trí hiệu Tính Không”
và “Lê triều Bảo Thái đệ tứ niên” (Quý Mão 1723). Vào thập niên 40 của thế kỉ XX, nhà
chùa và nhân dân trong vùng đã phát hiện được một bộ di cốt trong tháp cổ đang bị long
tróc một góc nhưng không công bố mà chỉ cho xây lại để ngài được thanh tịnh. Vê' sau,
khi có những thông tin vể di cốt hai vị thiển sư ở chùa Đậu thì những bí mật vê' di cốt
của Thiển sư Như Trí mới được hé lộ. Ngày 5/3/2004, tháp cổ được mở trước sự chứng
kiến của chính quyển địa phương, các tăng ni đến từ Thiến viện Trúc Lâm Yên Tử, đại
diện Bảo tàng Bắc Ninh, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và đông đảo nhân dân. Nhục thân
Một »ố í)i ticVi lỊcVt sử - VÀM VioÁ Việt
c 1 « )