Page 141 - Di Tích Lịch Sử
P. 141
Với lịch sử lâu đời của mình, đển Đô đã nhiểu lần trải qua những cuộc trùng tu,
sửa chữa khác nhau dưới các triểu đại phong kiến cũng như trong thời gian gẩn đây.
Trong đó, lẩn trùng tu lớn nhất là vào năm thứ hai niên hiệu Hoàng Định của vua
Lê Kính Tông (tức năm 1620), khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triểu Lý.
Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, quân Pháp đã phá hủy nhiểu di sản ván hoá
ở Cổ Pháp. Năm 1952, quân Pháp dội bom, phá hủy hoàn toàn đền. Đến năm 1989,
đển đã được khởi công xây dựng lại, theo đúng hình dáng và kiến trúc mà các nhà
nghiên cứu lịch sử đã phác thảo, căn cứ vào dấu tích còn lại và các tài liệu lưu trữ. Với
những cố gắng của chính quyển địa phương và góp sức của nhân dân, các du khách
thập phương, đền Đô đã từng bước được khôi phục, tìm lại dáng vẻ xưa của đợt trùng
tu, mở rộng đền với các hạng mục công trình như: nhà hậu cung (80m^), nhà chuyển
bổng (80m^), nhà kiệu (130m^), nhà để ngựa (130m^), thuỷ đình, phương đình.
Với vị thế là một ngôi đển nằm trên quê hương của các vị vua triều Lý, đền Đô là
trung tâm thờ các vua Lý với nhiều nghi thức rất trọng thể trong các dịp lễ hàng năm,
kỉ niệm ngày mất của các vị vua hằng năm. Đặc biệt, lễ hội đền Đô được tổ chức vào
các ngày 14,15,16 tháng 3 âm lịch nhằm kỉ niệm ngày Lý Công uẩn đăng quang (ngày
15/3 năm Canh Tuất 1010). Đây là ngày hội lớn mang tính quốc gia, thu hút hàng vạn
khách hành hương thể hiện lòng thành kính và nhớ ơn của người dân Việt đối với các
vua Lý. Đó còn là lễ hội truyền thống có từ lâu đời và trở thành phong tục được nhân
dân xã Đình Bảng tự nguyện lưu giữ, trở thành nhu cẩu không thể thiếu trong đời
sống văn hoá tinh thần của nhân dân.
Có thể nói, đến với đển Đô là chúng ta đến với một di tích lịch sử, văn hoá vô cùng ý
nghĩa của dân tộc. Nhìn rộng ra, chúng ta cũng rất tự hào vể vùng đất Đình Bảng, nơi linh
thiêng, hội tụ vương khí - vùng quê địa linh nhân kiệt, nơi phát tích vương triều Lý, là quê
hương của Lý Thái Tổ - người khởi lập triểu Lý. Làng Đình Bảng trước đây được khai khẩn
từ rừng Báng nên gọi là làng Báng, sau được đổi tên thành thôn Cổ Pháp. Khi đình Báng
được xây dựng và nổi tiếng, mọi người biết đến thôn Cổ Pháp qua đình Báng và được gọi
lái đi là làng Đình Bảng. Đình Bảng xưa vốn thuộc hương Cổ Pháp (hương là đơn vị hành
chứih cổ gồm nhiều xã, làng), huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn. Hương Cổ Pháp và khu vực
rộng hơn là vùng hai bờ sông Thiên Đức và sông Tiêu Tương nối từ Gia Lâm ngày nay qua
Đình Bảng tới Tiêu Sơn chứih là nơi phát tích của nhà Lý. Tiếp nối truyển thống lâu đời
đó, nhân dân Đình Bảng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ đã anh
dũng đứng lên chống giặc ngoại xâm, nhận được nhiều Huân, Huy chương kháng chiến và
tự hào được Hồ Chủ tịch cùng nhiều nhà lãnh đạo cách mạng khác đến thăm.
Nơi đây, ngoài di tích đền Đô nổi tiếng còn có đình Đình Bảng, chùa Xuân Đài - hay
còn gọi là Kim Đài (nơi Lý Công uẩn từng đi tu), Thọ Lăng Thiên Đức (nơi chôn cất các
vị vua nhà Lý), chùa Cổ Pháp, đển Rồng thờ Lý Chiêu Hoàng - vị vua thứ chín của thời
Lý, nhà Từ đường họ Nguyễn Thạc. Như vậy, du khách có thể kết hợp việc đi tham quan
đến Đô với một loạt các di tích khác nhau thuộc làng Đình Bảng trong ngày, và khá phù
hợp cho những ai ưa thích tìm hiểu những vấn để liên quan đến lịch sử, đặc biệt là về
triểu Lý - một triều đại có vai trò lớn trong lịch sử phong kiến nước nhà.
Một số ỉ>i ticVi lỊcíi siV - VÀM VioÁ Việt Níkm
c 144 >