Page 140 - Di Tích Lịch Sử
P. 140

quan trọng làm nên diện mạo văn hoá truyền thống của vùng đất Kinh Bắc, là nơi ghi
        dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Từ xa xưa, Cổ Pháp đã được liệt vào
        làng “tam cổ”: “Thứ nhất Cổ Bi, thứ nhì Cổ Loa, thứ ba c ổ  Pháp”. Đất Cổ Pháp là nơi
        thắng địa bậc nhất Kinh Bắc, vượng khí, linh thiêng, nơi có thế 8 đầu rồng chầu về
        (tương truyền, xưa kia, phía trước cửa đền là một khu rừng Báng, có dòng Tiêu Tương
        uốn khúc chảy qua) và nơi đây cũng được cho là nơi phát tích của triểu đình nhà Lý
        kéo dài hơn 200 năm.
            Khi vua Lý Công ưẩn  đăng quang và trở lại thăm quê hương vào tháng 2  năm
        Canh Tuất (1010), tại đây, nhà vua đã dừng thuyền rồng để đi thăm các bậc kì lão, yết
        lăng Thái Hậu và đo đất làm “Sơn Lăng cấm địa”. Dân làng Đình Bảng đã xây dựng một
        ngôi nhà lớn làm nơi nghênh tiếp nhà vua. Khi vua Lý Công uẩn băng hà (1028), Lý
        Thái Tông lên ngôi kế vị, đã cho sửa sang lại ngôi nhà xưa và chọn làm nơi thờ tự vua
        cha và cũng từ đó nơi đây trở thành nơi thờ tự các vị vua nhà Lý sau khi băng hà. Như
        vậy, đển là nơi thờ 8 vị vua nhà Lý là: Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009 -   1028); Lý
        Thái Tông (1028 -   1054); Lý Thánh Tông (1054 -   1072); Lý Nhân Tông (1072 -   1128);
        Lý Thần Tông (1128 -   1138); Lý Anh Tông (1138 -   1175); Lý Cao Tông (1175 -   1210)
        và Lý Huệ Tông (1210 -   1224).
            Đển gổm có trên 20 hạng mục công trình, được xây dựng công phu, đắp vẽ chạm
        khắc tinh xảo, chia thành 2 khu vực: nội thành và ngoại thành. Khu ngoại thất đến Lý Bát
        Đế gổm thủy đình trên hổ bán nguyệt. Đây là nơi để các chức sắc ngày trước ngồi xem
        biểu diễn rối nước. Hổ này thông với ao Cả trên, ao Cả dưới và sông Tiêu Tương xưa.
        Thủy đình rộng 5 gian có kiến trúc chồng diêm 8 mái, 8 đao cong. Thủy đình đển Lý Bát
        Đế từng được Ngân hàng Đông Dương thời Pháp thuộc chọn là hình ảnh in trên giấy
        bạc “5 đống vàng” và là hình in trên đổng tiền xu hiện nay. Nhà văn chỉ ba gian chổng
        diêm  rộng  lOOm^ nằm bên trái khu nội thành thờ Tô  Hiến Thành và Lý Đạo Thành,
        những quan vàn đã có công lớn giúp nhà Lý. Nhà võ chỉ có kiến trúc tương tự nhà văn
        chỉ,  ở bên  phải khu nội thành  thờ  Lê  Phụng  Hiểu,  Lý Thường  Kiệt,  Đào  Cam  Mộc,
        những quan võ đã có công lớn giúp nhà Lý. Ngoài ra, ở khu vực ngoại thành còn có nhà
        chủ tế, nhà kho, nhà khách và đển vua Bà (thờ Lý Chiêu Hoàng, còn gọi là đền Rổng).
            Khu vực nội thành có diện tích là 4.320m^ được kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại
        quốc”. Cổng vào nội thành gọi là Ngũ Long Môn vì hai cánh cổng có chạm khắc hình
         năm con rồng. Trung tâm của khu nội thành và cũng là trung tâm đến là chính điện.
         Chính điện gổm trước tiên là phương đình (nhà vuông)  8 mái 3 gian rộng đến 70m^.
        Tiếp đến nhà tiền tế 7 gian rộng 220m^. Tại đây có điện thờ vua Lý Thái Tổ. Phía bên trái
         điện thờ có treo tấm bảng ghi lại Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ với đúng 214 chữ, ứng
        với 214 năm trị vi của 8 đời vua nhà Lý. Phía bên phải có treo tấm bảng ghi bài thơ nổi
         tiếng Nam quốc sơn hà. Sau cùng là Cổ Pháp điện gổm 7 gian rộng 180m^ là nơi đặt ngai
         thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý. Đặc biệt, phía đông đền có nhà bia, nơi đặt Cổ
         Pháp Điện Tạo Bi (bia đển Cổ Pháp). Tấm bia đá này cao 190cm, rộng 103cm, dày 17cm,
         được khắc dựng năm Giáp Thìn (1605), do tiến sĩ Phùng Khắc Khoan soạn văn bia, ghi
         lại sự kiện lịch sử nhà Lê xây dựng lại đền và ghi công đức của các vị vua triều Lý.

                                Một »ố &i ticVi lỊclt sử -  VẲM VioÁ Việt Níkm
                                           c   1«  )
   135   136   137   138   139   140   141   142   143   144   145