Page 135 - Di Tích Lịch Sử
P. 135
lớn của vùng đổng bằng Bắc Bộ. Mỗi dịp lễ hội hàng năm với sự diễn lại sự tích của các
vị Tứ Pháp, Man Nương, hội chùa Dâu đã biểu lộ sự sùng bái tín ngưỡng phồn thực cổ
sơ của cư dần vùng lúa nước.
Cùng nằm ở huyện Thuận Thành là chùa Bút Tháp khá nổi tiếng (thuộc xã Đình
Tổ) vể lối kiến trúc theo phong cách “trăm gian” cổ độc đáo, tài tình với những pho
tượng Phật cũng như cổ vật quý giá. Chùa đã được Nhà nước cấp bằng di tích văn
hoá cấp Quốc gia năm 1962 theo Quyết định số 313-VH/VP (cùng thời gian với
chùa Dâu).
Theo sách Địa chí Hà Bắc (1982) thì chùa được xây dựng từ đời vua Trẩn Thánh
Tông (1258 - 1278). Thiển sư Huyển Quang (đỗ Trạng nguyên năm 1297) đã trụ trì ở
đây. Ông cho dựng ngọn tháp đá cao 9 tầng có trang trí hình hoa sen (nay không còn
nữa). Đến thế kỉ XVII, chùa đã trở nên nổi tiếng với sư trụ trì là Hoà thượng Chuyết
Chuyết (1590 - 1644), (người tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa, sang Việt Nam nám 1633 và
trụ trì ở chùa). Năm 1644, Hoà thượng viên tịch và được vua Lê phong là “Minh Việt
Phổ Giác Quảng Tế Đại Đức Thiển Sư”. Tiếp đó, người kế nghiệp trụ trì chùa Bút Tháp
là Thiển sư Minh Hạnh. Vào thời gian này, Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (Diện
Viên) đã rời bỏ cung thất, về đây tu hành. Thấy chùa bị hư nát nhiều, bà cùng con gái
là công chúa Lê Thị Ngọc Duyên (Diệu Tuệ), xin phép Chúa Trịnh Tráng, rổi bỏ tiền
của, ruộng lộc ra công đức để trùng tu lại ngôi chùa. Đến năm 1647, chùa mới được
làm xong, vể cơ bản, quy mô và cấu trúc của chùa Bút Tháp hiện nay chính là ngôi
chùa được xây dựng trong thời kì đó.
Đây là một trong không nhiều ngôi chùa cổ, có quy mô kiến trúc lớn của đổng
bằng Bắc Bộ còn lại đến ngày nay. Chùa có kiến trúc độc đáo, bố cục hài hoà giữa kiến
trúc với môi trường thiên nhiên. Toàn bộ kiến trúc chính của chùa quay theo hướng
nam, một hướng truyền thống của người Việt, và cũng là hướng của trí tuệ, của bát
nhã trong Phật giáo.
Quần thể kiến trúc của ngôi chùa còn giữ lại nhiều dấu ấn, di tích của thế kỉ XVII.
Cụm kiến trúc trung tâm ở chùa Bút Tháp bao gổm tòa tiển đường, thượng điện, cầu
đá, tòa Thích Thiện Am, trung đường, phủ thờ nhà hậu đường và hàng tháp đá. Sự bố
trí chặt chẽ ở khu vực trung tâm này thể hiện một nội dung tư tưởng vê' giáo lí của đạo
Phật. Phật điện của chùa gần như nguyên sơ theo kiểu chùa cổ Việt Nam, gốm 10 nếp
nhà nằm trên một trục dài hơn lOOm.
Chùa chính với 3 dãy nhà Tiền đường - Thiêu hương - Thượng điện tạo thành
chữ “công”. Kiến trúc chùa dùng khung gỗ chịu lực nhưng nền bệ lan can dùng đá rất
phổ biến, trên có những hình động vật được khắc trông sinh động và độc đáo. Đặc
biệt trên lan can tòa thượng điện có 26 bức chạm khắc đá, trên lan can cầu đá nối với
tòa Thích Thiện Am có 12 bức và ở lan can quanh chần tháp Báo Nghiêm có 13 bức.
Như vậy, tổng cộng các bức chạm khắc đá ở chùa Bút Tháp là 51 với những đê' tài khác
nhau, nhưng đểu thống nhất với nhau ở mặt chất liệu, phong cách và thống nhất vể
niên đại. Hình ảnh chạm khắc ở đầy sống động tươi vui, hàm chứa ý nghĩa Phật đạo và
đặc biệt mang đậm nét nghệ thuật thiền, với đê' tài thiên nhiên phong phú sinh động.
Môt số ^i ticli lịcli sử - VĂM VioÁ Việt ‘NAm
c 138 >