Page 134 - Di Tích Lịch Sử
P. 134
Sỹ Nhiếp liền cho thợ xẻ cây dung thụ tạc tượng Tứ Pháp. Hòn đá, nằm trong cây dung
thụ đặt tên là Phật Thạch Quang và được thờ ở chùa Dâu.
Chùa Dâu ngày nay là kiến trúc tu sửa của thời Hậu Lê (thế kỉ XVII, XVIII). Cũng
giống như nhiều ngôi chùa cổ Việt Nam, chùa được xây dựng theo kiểu “nội công
ngoại quốc”. Bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhất bao quanh ba ngôi nhà chính: tiến
đường, thiêu hương và thượng điện. Tiền đường của chùa Dâu đặt tượng Hộ pháp,
tám vị Kim Cương; gian thiêu hương đặt tượng Cửu Long, hai bên có tượng các vị
Diêm Vương, Tam Châu Thái tử, Mạc Đĩnh Chi. Thượng Điện để tượng bà Dâu (Pháp
Vần), Bà Đậu (Pháp Vũ - do chùa Đậu (Bắc Ninh) bị phá hủy, nên tượng bà Đậu
được đưa về thờ ở chùa Dâu), hai bên tượng bà Dâu là tượng Kim Đổng, Ngọc Nữ với
khuôn mặt sống động trong tư thế của một điệu múa cổ xưa, phía trước là một hộp gỗ
trong đặt Thạch Quang Phật là một khối đá. Các pho tượng Bổ tát, Tam thế, Đức ông,
Thánh tăng được đặt ở phần hậu điện phía sau chùa chính. Ngoài ra, trong chùa còn có
rất nhiều pho tượng như: tượng tổ sư s. Vinitaruci, 18 vị La Hán. Chính giữa sân chùa
trước bái đường có ngôi tháp Hoà Phong, xây bằng gạch trần cỡ lớn ngày xưa, được
nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành, cao khoảng 17m. Mặt trước tầng
2 có gắn bảng đá khắc chữ “Hoà Phong tháp”. Chân tháp vuông, mỗi cạnh gần 7m.
Tầng dưới có 4 cửa vòm. Trong tháp có treo một quả chuông đổng đúc năm 1793 và
một chiếc khánh đúc năm 1817. ở bốn góc có 4 tượng Thiên Vương - 4 vị thần trong
truyền thuyết cai quản 4 phương trời - cao l,6m.
Ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch hàng năm, các chùa thờ Tứ Pháp (chùa Dâu - thờ
Pháp Vân; chùa Đậu - thờ Pháp Vũ; chùa Phi Tướng - thờ Pháp Lôi và chùa Phương
Quan - thờ Pháp Điện) tổ chức hội với trung tâm là chùa Dâu. Đây là lễ hội được coi
là cổ nhất còn tổn tại đến ngày nay. Sử sách cho biết các vua chúa thường về đây dự lễ
hội, lễ Phật, cầu đảo. Lễ hội được tổ chức với những nghi lễ trang nghiêm, trọng thể
theo đúng phong tục truyền thống kỉ niệm ngày Phật mẫu Man Nương hạ sinh nữ
nhi. Lễ hội có nhiều nghi thức sinh hoạt dần gian và nhiều trò diễn xướng phong phú,
hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách thập phương, tín đổ, tăng, ni phật tử đến cúng lễ,
dâng hương, dự hội.
Hội Dâu do 12 làng (xưa là xã) thuộc tổng Dâu (tức tổng Khương Tự) cùng phối
hỢp tổ chức (12 làng nay thuộc 3 xã Thanh Khương, Trí Quả, Hà Mãn). Hội diễn ra
trong 02 ngày (mùng 8 - 9 tháng 4 âm lịch). Hoạt động chính của hội là các làng tổ
chức rước các tượng Pháp Vân (bà Dâu), Pháp Vũ (bà Đậu), Pháp Lôi (bà Tướng),
Pháp Điện (bà Dàn) từ các chùa của làng mình vể chùa Dâu. Đám rước gồm ngựa
thờ, cờ lọng, cống bát quái,... Điểu đặc sắc, ấn tượng nhất là khi tới chùa Dâu là diễn
ra trò “mẹ đuổi con”. Sau đó diễn ra trò “cướp nước” được đón đợi nhiều nhất, khi có
hiệu lệnh, kiệu bà Tướng (bà Sấm), bà Đậu (bà Mưa) đua nhau rước chạy ra tam quan.
Kiệu rước bà nào đến trước thì bà đó được nước, là thắng. Người dần quan niệm rằng,
nếu là bà Đậu thì năm ấy được mùa, nếu là bà Tướng thì năm ấy ruộng đồng lắm sầu,
nhiều đỉa, làm ăn trắc trở. Có thể nói, ý nghĩa quan trọng nhất của hội Dâu là cẩu cho
mưa thuận gió hoà, ước vọng ngàn đời của cư dân nông nghiệp, một lễ hội Phật giáo
Một s ố & i ticli tịcVi s v r - VÃ H Vioá Việt 'Nikni
c 137 >