Page 138 - Di Tích Lịch Sử
P. 138

Chúa Kho nói riêng dễ dàng đón tiếp nhiêu du khách thập phương từ cả Hà Nội và các
        tỉnh phía nam lên, cũng như những du khách ở vùng đông bắc thông qua đường 1A.
            Liên quan đến ngôi đền là những câu chuyện đầy hấp dẫn, lí thú vê' cuộc đời một
        người con gái nổi tiếng giỏi giang, xinh đẹp dưới thời nhà Lý.  Làng cổ Mễ, núi Kho, Cầu
        Gạo vốn là những nơi đặt kho lương thực của quân Lý ở bờ nam chiến tuyến sông Như
        Nguyệt (sông Cẩu). Núi Cổ Mễ (núi Kho) nằm gần với bến đò Thị Cầu, không những có
        các doanh trại quân đóng ở đó, mà còn có kho lương thực của quân đội nhà Lý để phục
        vụ cho phía đông phòng tuyến. Theo truyền thuyết kể lại thì “Bà Chúa Kho” là người phụ
        nữ khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong thời kì
        trước và sau chiến thắng Như Nguyệt, vế sau, bà đã bị giặc giết trong lúc phát lương cứu
        đỡ dấn làng vào ngày 12 tháng Giêng năm Đinh Tỵ (1077). Cảm kích đổi với tấm lòng bao
        dung của bà, nhà vua đã có chiếu phong cho bà là Phúc Thẩn, nhân dần Cổ Mễ nhớ ơn và
        lập đển thờ ở vị trí kho lương trước kia. Không ai biết tên thật của bà là gì, chỉ gọi một cách
        tôn kính là bà Chúa Kho. Công lao của bà đã được triều đại phong kiến ghi nhận qua việc
        sắc phong đền thờ bà là “Chủ khố hnh từ” (Đền thiêng thờ bà Chúa Kho).
            Ngôi đền cổ gồm nhiều công trình được xây dựng theo một trục dọc chạy từ chân
        núi Kho lên lưng chừng núi như: cổng tam môn, tiền tế, ba cung, hai bên là hai tòa dải
        vũ và một số công trình phụ trỢ khác. Hiện nay, đển Bà Chúa Kho đã được trùng tu,
        gổm nhiểu hạng mục công trình kiến trúc như: cổng Tam môn, Tiền tế, cung đệ tam,
        cung đệ nhị, cung thượng  (cung Bà Chúa), tòa Sơn Trang, lẩu Cô, lẩu Cậu, ban thờ
        “Cửu trùng thiên”. Phần lớn các hạng mục công trình được khôi phục, tôn tạo mang
        dáng vẻ truyền thống và làm tôn vinh giá trị của di tích.
            Đển quay mặt vể hướng nam, phía trước đền là dải đổng lúa trũng, uốn khúc theo triển
        núi bên dòng sông Cầu quanh năm nước trong xanh và tạo thành hồ Đồng Trầm rộng lớn.
            Theo sử sách ghi lại, đền được xây dựng vào thế kỉ XI, trước cửa đến có dòng chữ
        Hán “Chủ khố linh từ”, hai bên cổng đền có đôi cầu đối:
                               “Càn long tốn thủy lưu thắng cảnh
                               Liệt nữ cao sơn hiển linh từ’’
            Nhưng do thời gian và tàn phá của chiến tranh nên đến thế kỉ XVIII, đền đã được
        trùng tu, xây dựng lại nên dấu tích hiện nay của đền là của thời Lê Trung Hưng. Năm
         1989, đền bà Chúa Kho được Nhà nước xếp hạng và được nhân dần địa phương trùng
        tu tôn tạo, mở rộng với quy mô rất lớn.
            Lễ hội đền Bà Chúa Kho được tổ chức từ ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm (tưởng
        niệm ngày mất của bà là 12 tháng Giêng). Tuy nhiên, ngay từ mùng 1, nhân dân khắp nơi
        đã nô nức kéo đến tham gia lễ hội với mong muốn cẩu tài, cầu lộc. Sự linh thiêng của ngôi
        đền đã được nhân dân cả nước truyền tụng và ai cũng muốn một lẩn được “vay” bà Chúa
        Kho nhằm phù hộ cho công việc làm ăn của mình thuận lợi. Bên cạnh đó, du khách cũng
        thường kết hợp đi lễ chùa Dâu, chùa Bút Tháp hay tham quan đền Đô trong một chuyến
        hành trình về với vùng quê Kinh Bắc nổi tiếng. Có thể nói, với vị trí ở thành phố Bắc Ninh
        nên sau khi đến với đền Bà Chúa Kho, du khách có thể đi tham quan được rất nhiều địa
        điểm khác ở những huyện lân cận và đó là một nét hấp dẫn của di tích này.

                                Môt tố ĩ>i tícVi lỊcVt tử -  VẰM VioÁ Việt N^m

                                           (   141  >
   133   134   135   136   137   138   139   140   141   142   143