Page 148 - Di Tích Lịch Sử
P. 148
hoặc từ Phủ Lý qua cẩu Hổng Phú, theo Quốc lộ 21, đến km số 8 là tới cửa động nên
du khách có thể rất dễ dàng đến tham quan thắng cảnh này. Ngũ Động Sơn là năm
hang nối liến nhau tạo thành một dãy động liên hoàn có chiều dài hơn lOOm trong
lòng núi Cuốn Sơn (tên gọi khác là Quyển Sơn). Núi còn có tên là Cấm Sơn vì núi này
rẫt thiêng, không ai dám động vào một cây cỏ, cành khô trên núi. Tương truyền, trên
núi có cỏ thi để chữa bệnh nên còn được gọi là Thi Sơn.
Lối vào động lên cao, nhìn ra mặt sông Đáy. Lối ra nằm bên kia vách núi, do vậy
không khí trong động rất thoáng mát. Động đầu tiên không rộng lắm, trông tựa giống
như hàm ếch. Cảnh trí ở đây rất đặc biệt: lúc bình minh ánh sáng rực rỡ rọi vào phản
chiếu những sắc màu lung linh trên vách động; buổi trưa nắng lọt qua những khe lá
trước động tạo thành màu xanh nhạt và buổi chiểu là màu tím huyền ảo bởi ánh hoàng
hôn. Từ động này, một ngách nhỏ sẽ dẫn du khách đến các động tiếp theo. Trong các
động, vô số thạch nhũ rất khác nhau vế hình dạng, kích thước: có cái mọc nhô lên
từ mặt đất, có cái lại mọc từ vách động, trần động rủ xuống. Màu sắc nhũ, độ bóng,
độ xốp của các nhũ rất đa dạng. Những hòn đá cổ, những nhũ đá mới ẩn sâu trong
bóng tối khi có ánh sáng rọi vào do hơi nước phản chiếu ngời lên long lanh như châu
ngọc. Trên các bức vách của động thiên nhiên kì thú đã vẽ nên nhiều cảnh tượng đẹp,
gỢi những tưởng tượng sinh động về cuộc sống con người và cuộc sống xung quanh.
Động số 4 có lối nhỏ ra một cái giếng có độ sâu vừa phải, nước trong vắt, có thể nhìn
thấy cá đang bơi. Lối vào động thứ năm có những thạch nhũ tạo thành ba cửa tự nhiên
cách biệt nhau bởi những cột đá, mỗi cửa có thạch nhũ rủ xuống như những chiếc rèm
cửa, có cửa có hình thạch nhũ như đôi voi đang chấu. Không những thế nếu leo lên
được đỉnh núi Cấm sẽ được chiêm ngưỡng bàn cờ tiên bằng đá. Tương truyền rằng,
vào những đêm trăng sáng, thần tiên thường vê' đáy mở hội, uống rượu, chơi cờ và
ngắm cảnh trẩn thế. Gần bàn cờ tiên là một vũng vuông lõm sâu thường được gọi là
huyệt Đế Vương.
Có thể nói, sau khi trải qua những trải nghiệm mang màu sắc tâm linh, tôn giáo
ở chùa Bà Đanh, đển Trúc, du khách đến với Ngũ Động Sơn sẽ được chiêm ngưỡng
muôn hình ki lạ của nhũ đá và nghe thấy những bản hoà tấu của gió, của đá trong một
sấn khấu thiên nhiên đầy huyền ảo. Điểu đó sẽ góp phần làm chuyến đi đến Kim Bảng
thêm phẩn thi vị, vừa có yếu tố văn hoá, vừa có yếu tố du lịch thắng cảnh.
Mổt số t>i tícVl lịcVt sử - VẰM tio Á Việt N a h i
c 151 )