Page 153 - Di Tích Lịch Sử
P. 153
hương Bảo Lộc” để nói đến địa danh Trẩn Thương. Đền Trần Thương thuộc thôn Trần
Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Trần Thương (I^Ề') có nghĩa là
kho của nhà Trần. Ngôi đển nằm cách thành phố Hà Nội khoảng 68 - 70km về phía
nam. Từ thành phố Phủ Lý, quý khách có thể đi theo Quốc lộ 62 vể thị trấn Vĩnh Trụ
khoảng 14km, tiếp tục đi thẳng 2km vê' phía cầu Không, đến cổng làng Tróc rẽ trái là
tới đến Trẩn Thương. Hoặc những du khách ở Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình có
thể đi qua thành phố Nam Định, dọc theo đường huyện Mỹ Lộc khoảng 20km là tới
đển Trẩn Thương. Với những thuận tiện vê' mặt giao thông như vậy, cùng với ý nghĩa
lịch sử, tâm linh sâu sắc của ngôi đền và sự quan tâm của chính quyển các cấp, nơi đây
ngày càng thu hút được nhiều du khách thập phương đến tham quan và cúng lễ, đặc
biệt trong dịp lễ hội. Đển được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp Quốc gia
ngày 21/1/1989 theo Quyết định số 100 VH/QĐ của Bộ Văn hoá - Thông tin.
Đển Trẩn Thương được xây dựng trên một khu đất rộng, nằm biệt lập ở phía đầu
làng, trên nền cũ kho lương đời Trần trong cuộc chống quân Nguyên xâm lược lần thứ
hai. Tương truyền, xưa kia nơi đây (vùng Lý Nhân, Hà Nam ngày nay) chỉ là một bãi
sậy um tùm, rải rác một ít gò cao xen kẽ dân cư ở thưa thớt nhưng có vị trí giao thông
hết sức thuận lợi; có thể vào sông Châu, ra sông Hồng, ngược lên Thăng Long hoặc
xuôi ra biển. Do đó, Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương đặt ở đây 6 kho lương thực
với đội quân thường xuyên canh gác để phục vụ cho cuộc kháng chiến chống quân
Nguyên - Mông lần thứ hai (1285). Địa điểm đền Trần Thương hiện nay là kho lương
chính. Sau khi chiến thắng trở vể, Trần Hưng Đạo mới lấy dân ở đây làm dân “tạo lệ”
và từ đó xuất hiện thôn Trần Thương cùng các thôn khác như Đội Xuyên, Hoàng Xá,
Khu Mật... Những dấu tích quanh khu vực đến Trần Thương như mảnh gốm, sứ màu
đen, men nâu, vàng ngà của bát đĩa vỡ có phong cách trang trí của nghệ thuật gốm
thời Trần, nhiều vỏ chóe hoa than càng chứng tỏ sầu sắc tính lịch sử của khu vực này.
Đển được xây dựng trên thế đất “hình nhân bái tướng” với diện tích khoảng
45.000m^, ở giữa là gò nổi tựa mai con rùa, hai bên tạo thành hai tay ngai, xung quanh
là những hổ nước được trồng sen. Ngoài cùng là cổng tam quan ngoại với cửa chính
cao hai tẩng, tầng dưới được cuốn hình vòm, xung quanh có trang trí hoa văn, tầng
trên là gác chuông tám mái. Bên trong gác chuông có treo một quả chuông lớn. Hai
cổng phụ của tam quan có đôi ngựa được đắp nổi phía dưới, phía trên là hoa sen. Bức
tường ngoài cùng của tam quan là đôi voi chẩu cùng hoa sen, hoa cúc và đôi cột có
đèn lồng và đôi nghê chầu phía trên. Qua tam quan là hai cái giếng hai bên được kè
đá xanh. Qua hàng cột trụ bể thế là một bức bình phong, chính giữa là chữ thọ, xung
quanh là cảnh rống chầu, phượng múa.
Ngôi đền được thiết kế theo kiểu chữ quốc: tòa tiên đường 5 gian, tiếp đến là hai
dãy nhà khách chạy dọc, giữa là cái giếng mà nhân dân gọi là hố khẩu, tiếp đến là tòa
đệ nhị 5 gian, sau cùng là hậu cung 3 gian. Tòa tiền đường được kiến trúc theo lối
chổng rường, hai đầu xây bít đốc giật cấp, mái lợp ngói nam, mắt trước là dãy cửa bức
bàn. Phía trên gian giữa có treo bức đại tự “Văn đức võ công”. Tòa đệ nhị 5 gian xây
bằng gạch cao hơn tòa tiến đường và nhà khách, lợp ngói ống cung đinh đời Nguyễn,
Một sè bi ticVi lịcVi sử - vÃM VioÁ Việt N avm
c 156 >