Page 154 - Di Tích Lịch Sử
P. 154
bờ nóc hai đẩu hổi đắp hai con rồng lớn, phần giữa mái trên và mái dưới là các ô có
đắp chữ Hán. Phần hậu cung 3 gian được nối từ tường của tòa đệ nhị xuôi vể sau, lợp
ngói ống, bộ cửa bức bàn gổm 3 cửa được sơn son thếp vàng lộng lẫy.
Hiện nay, đển Trần Thương còn giữ lại được nhiều đổ thờ tự có giá trị như hương
án, sập thờ bằng đá, ngai thờ, khám thờ và tượng Hưng Đạo Đại Vương. Trong đó,
đền còn giữ lại chiếc kiếm bạc có vỏ được làm bằng đồi mổi rất quý, chỉ được đưa ra
thờ vào những ngày lễ hội. Những đồ thờ tự này tăng thêm tính thiêng cho ngôi đền
mang đậm dấu ấn lịch sử và tính chất văn hoá này.
Cũng như những nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương khác, đển Trần Thương tổ chức
lễ hội tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc này vào ngày 20/8 âm lịch hàng năm. Đây là
một trong những hoạt động văn hoá mang đậm giá trị truyền thống của người dân xã
Hưng Đạo nói riêng và người dân Hà Nam nói chung bởi đây là một trong ba lễ hội
vùng quan trọng của tỉnh Hà Nam. Lễ hội này có ý nghĩa là một cuộc hành hương về
cội nguổn không chỉ đối với người dần địa phương mà đối với người dần cả nước. Lễ
hội nhằm nhắc nhở cho những thế hệ con cháu tưởng nhớ tới công lao to lớn của vị
tướng tài giỏi đã ba lẩn đánh đuổi quân xâm lược Nguyên - Mông ra khỏi bờ cõi nước
ta. Lễ hội theo quy định được tổ chức ba ngày nhưng trên thực tế có thể dài hơn bởi vì
số lượng người về lễ đăng kí dự tế khá đông nên cẩn thêm ngày để bố trí cho các đội
tế. Mỗi ngày có 4 đến 5 đám tế, từ rằm tháng 8 đã có đoàn đến tế ở đền.
Vào ngày chính hội, phẩn lễ có rước kiệu, dâng hương, tế lễ, phần hội có các trò
đánh cờ tướng, bơi chải, đi câu kiểu, tổ tôm điếm. Trong đó, thu hút sự quan tâm của
nhiểu người nhất là tục thi đấu cờ tướng. Tục này diễn ra trước các trò hội. Khi tiếng
trống nổi lên báo hiệu cuộc chơi thì các đấu thủ cùng dân làng đến sần đền tham dự.
Làng chọn các lão làng, các chức sắc có gia phong tốt vào khai cuộc, trong đó, người
cao tuổi nhất được làm chủ tế. Tục chơi cờ nhằm tưởng nhớ tài thao lược quân sự của
Hưng Đạo Đại Vương, rèn luyện trí tuệ, nêu cao truyền thống chống giặc ngoại xàm
của ông cha ta.
Đặc biệt, hiện nay nơi đầy còn tổ chức lễ “phát lương” nhằm gỢi nhớ đến vai trò,
vị trí của ngôi đền là một kho lương quan trọng của triều Trẩn. Thời gian tổ chức lễ
hội là đêm 14, rạng ngày 15 tháng Giêng; tức là trùng thời gian với lễ phát ấn của đền
Trần - Nam Định. Với ý nghĩa đem lại sự sung túc, ấm no cho mọi người, lễ hội phát
lương đã thực sự thu hút được rất đông du khách đến với Trán Thương.
Với những giá trị liên quan mật thiết đến sự tôn vinh vai trò của nhà Trẩn, nơi
đây cùng với đến Trấn, đển Bảo Lộc, chùa Tháp (Nam Định) thực sự đã thu hút được
nhiểu sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước và là một tour du lịch văn hoá
đẩy ý nghĩa. Mặt khác, nhắc đến Lý Nhân, chúng ta còn nhớ đến những địa điểm vô
cùng thú vị như “làng Vũ Đại” trong tác phẩm của Nam Cao, nhớ đến những đặc sản
vô cùng nổi tiếng của vùng đất này như “chuối Ngự”, “cá kho Lý Nhân”. Đó thực sự là
những trải nghiệm vô cùng thú vị đối với những du khách muốn tìm hiểu vê' lịch sử
cũng như phong tục, tập quán của vùng chiêm trũng Lý Nhân, Hà Nam.
Mdt 5ố t>i ticVi lịcli sử - vÃM VioÁ Việt NAm
c 157 >