Page 159 - Di Tích Lịch Sử
P. 159

một cột đá ở giữa hồ.  Trên cột xây một toà lầu ngọc, trong đó đặt tượng Phật Quan
            Âm để thờ cúng... Vua (Lý Ihái Tông) bèn sửa thêm ngôi chùa Diên Hựu ở bên phải
            chùa Một Cột để mở rộng việc thờ cúng,  làm sáng rõ sự tôn sùng”. Như vậy, ban đầu
            chùa Một Cột được xây dựng thời thuộc Đường, trên một trụ đá giữa hổ nước, gọi là
            Liên hoa đài. Về sau (1049), vua Lý Thái Tông đến đầy cầu nguyện, có được hoàng tử
            nối ngôi nên đã xây thêm một chùa mới ngay cạnh Liên hoa đài và đặt tên là chùa Diên
            Hựu (Phúc lành dài lâu).
                Theo  truyến  thuyết,  vào  năm  1049,  một  hôm  nhà  vua  nằm  mộng  thấy  Phật
            Quan Âm dắt vua lên tòa sen. Tỉnh giấc, vua đem việc ấy hỏi các quẩn thẫn, trong
            đó có các nhà sư đạo cao đức trọng. Sư Thiền Tuệ khuyên vua xây chùa, dựng cột
            đá giữa ao, đặt tòa sen của Phật trên cột như đã thấy trong chiêm bao.
                Như vậy, theo truyền thuyết thì vua Lý Thái Tông đã cho dựng lại chùa Một Cột
            (thời Đường) và bên cạnh đó thì có xây thêm Diên Hựu tự.
                Chùa Diên Hựu được vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng vào tháng 10 năm
            Kỉ Sửu (1049). Đến năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho sửa ngôi chùa và cho dựng trước
            sân hai tháp lợp sứ trắng. Năm  1108, Nguyên phi Ỷ Lan cho đúc một cái chuông rất
            to, nặng 1 vạn 2 nghìn cân, đặt tên là “Giác thế chung” (Quả chuông thức tỉnh người
            đời). Đây được xem là một trong tứ đại khí của Đại Việt; tháp Báo Thiên, chuông Quy
            Điển, vạc Phổ Minh và tượng Quỳnh Lầm. “Giác thế chung” đúc xong nặng quá không
            treo lên được, để dưới mặt đất thì đánh không kêu. Người ta đành bỏ chuông xuống
            một thửa ruộng sâu bên chùa Nhất Trụ, ruộng này có nhiều rùa, do đó có tên là Quy
            Điền chuông (chuông ruộng rùa).  Đến thế kỉ XV, giặc Minh xâm lược, chiếm thành
            Đông Quan  (Hà Nội).  Tướng Minh là Vương Thông đã sai người đem phá chuông
            Quy Điển lấy đồng.
                Chùa Diên Hựu ở phía tây nam Liên hoa đài / chùa Một Cột, cách lOm. Chùa hiện
            nay mang dấu tích của những đợt tu sửa vào thế kỉ XVIII chứ không còn dáng dấp của
            thế kỉ XI. Chùa gổm có tam quan cao 2 tẩng, nhà thờ Phật, nhà thờ Tồ (đểu là 5 gian
            và kiến trúc hình chữ Đinh). Trong chùa hiện nay có khá nhiều hiện vật cổ như 33 tấm
            bia, gần 40 pho tượng, rất nhiều câu đối. Ngoài ra, chùa còn 1 khánh đổng có niên hiệu
            “Đại Thanh Càn Long niên tạo”
                Chùa Một Cột có kiến trúc độc đáo, được tạo dáng như một bông sen cách điệu
            từ dưới nước vươn lên ở giữa hổ Linh chiểu nhỏ có trổng hoa sen. Ban đẩu, ngôi chùa
            có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật bà Quan Âm để thờ.  Năm  1105, vua
            Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc khu chùa có thêm hổ Linh Chiểu. Văn bia tháp
            Sùng Thiện Diên Linh chùa Long Đọi (Nam Hà)  dựng năm  1121, mười sáu năm sau
            khi chùa hoàn thành, cung cấp cho ta hình ảnh chân thực nhất vể một ngôi chùa Một
            Cột thời Lý: “Đào hổ thơm Linh Chiểu, giữa hổ vọt lên một cột đá, đỉnh cột nở đoá
            sen nghìn cánh, trên sen đứng vững toà điện màu xanh, trên điện đặt pho tượng vàng
            nhân đức, vòng quanh hổ là hai dãy hành lang; lại đào ao Bích Trì mỗi bên đểu mắc
            cáu vồng để đi qua. Phía sân cẩu hai đằng trước hai bên tả hữu, xây bảo tháp Lưu Ly”.
            Điểu đó cho thấy quy mô chùa Một Cột vào thế kỉ XII to lớn lộng lẫy hơn như hiện

                                   Một số ^i tícli lịcVi sử -  VẲM VioÁ Việt NAm
                                              c   162  )
   154   155   156   157   158   159   160   161   162   163   164