Page 166 - Di Tích Lịch Sử
P. 166
Đông Bác Cổ đã từng xếp chùa Trấn Quốc là công trình lịch sử thứ mười trong xứ
Đông Dương. Chùa được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hoá cấp Quốc gia
năm 1962. N - ...
Chùa được xây dựng lần đầu vào thời vua Lý Nam Đế (544 - 548) ở trên bãi sông
Hổng, thuộc địa phận làng An Hoa, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên (phường
Yên Phụ, quận Tây Hồ ngày nay). Khi đó, ngôi chùa được đặt tên là Khai Quốc. Đến
triều Lê Thái Tông thế kỉ XV, chùa được đổi tên là An Quốc. Đến nám 1615, do bờ tả
bãi sông Hồng bị lở đến sát nền chùa nên dần và chính quyển đã cho dời toàn bộ chùa
vê' hòn đảo Kim Ngư nằm gần bờ phía đông của hổ Tây. Năm Canh Thân (1620), con
đường dẫn vào đảo cũng đã được hoàn thiện. Chùa được trùng tu với quy mô lớn nhất
là vào đời vua Lê Thần Tông năm 1639. Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính đã soạn
bài văn bia dựng ở chùa vào năm 1639 vể công việc tôn tạo này. Chùa có tên là Trấn
Quốc vào cuối thế kỉ XVII, đời vua Lê Hy Tông. Bức hoành phi đê' chữ “Trấn Quốc
Tự” treo tại gian đại bái hiện nay được làm từ thời đó. Năm 1821, vua Minh Mạng đến
thăm chùa, ban 20 lạng bạc để tu sửa. Năm 1842, vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban
1 đổng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, cho đổi tên chùa là Trấn Bắc. Nhưng tên chùa
Trấn Quốc có từ đời vua Lê Hy Tông đã được nhân dân quen gọi cho đến ngày nay.
Vào thời Hai Bà Trưng (40 - 43), khu vực xung quanh Hổ Tây dần cư rất thưa thớt,
có các hang động vừa và nhỏ và rừng cây bao phủ, trong rừng còn có cả một số loài thú
quý hiếm sinh tồn. Cùng trải qua thời gian hàng nghìn năm tổn tại của ngôi chùa, cảnh
quan nơi đầy bầy giờ được đổi khác hoàn toàn. Trải qua rất nhiểu đợt trùng tu, diện mạo
của chùa có nhiều thay đổi. Song quy mô và kiến trúc còn giữ được đến nay là kết quả
của đợt trùng tu năm 1815 với một diện tích khá rộng khoảng hơn 3.000m^ gổm một
vườn tháp phía mặt tiền, nhà tổ, nhà khách, hai dãy hành lang tả hữu và thượng điện.
Chùa Trấn Quốc cũng có kiến trúc như các ngôi chùa cổ Việt Nam, gồm nhiều
lớp, có nhà bái đường, nhiểu tượng Phật được sơn son thếp vàng. Bố cục chùa theo
kiểu “nội công ngoại quốc”, tiển đường nhìn vể phía tây. Phía sau tiến đường là nhà
tam bảo. Hai bên nhà thiêu hương và thượng điện là hai dãy hành lang. Sau thượng
điện là gác chuông, là một ngôi ba gian, mái chổng diêm, nằm trên trục sảnh đường
chính. Bên phải là nhà tổ và bên trái là nhà bia.
Trong chùa hiện nay đang lưu giữ 14 tấm bia. Trên bia khắc năm 1815 có bài văn
của tiến sĩ Phạm Quý Thích ghi lại việc tu sửa lại chùa sau một thời gian dài đổ nát
từ năm 1813 đến năm 1815. Phía sau chùa có một số mộ tháp cổ từ đời Vĩnh Hựu và
Cảnh Hưng (thế kỉ XVIII)
Do nhiều lần trùng tu, sửa chữa nên kiến trúc chùa bị pha tạp phong cách kiến
trúc của các thời kì, không còn nguyên dạng. Ngôi chùa cổ kính này hiện còn lưu giữ
khá nhiểu hiện vật có giá trị như bộ tượng thờ ở thượng điện. Đáng nói nhất là pho
tượng Thích Ca nhập Niết bàn được đánh giá là bức tượng Niết bàn đẹp ở Việt Nam.
Chùa Trấn Quốc tọa lạc trong một địa thế hấp dẫn bên cạnh Hổ Tầy, khung cảnh
thơ mộng, tĩnh mịch nên không chỉ là một chốn hành hương mà còn là địa điểm tham
quan, ngoạn cảnh lí tưởng của du khách.
Kiệt fò w ticVi lịcli »vr - VẲM VioẮ Việt Mavm
c 169 >