Page 185 - Di Tích Lịch Sử
P. 185
chắc nổi lên trên mặt đất. Đối đỉnh với ngọn đa già là tòa bảo tháp cửu phẩm liên hoa.
Tòa tháp này mới được xây dựng để thờ vọng Xá lợi Phật, được coi vật là trấn giữ cho
mạch âm của làng quê được an lành và phát triển. Đi vào bên trong là khu nội điện
gổm tiền đường, đại hùng, bảo điện, thượng điện được cấu trúc theo kiểu “Nội công
ngoại quốc” rất bể thế.
Điểu đặc biệt khiến chùa Mía khác những ngôi chùa bình thường không chỉ bởi
tuổi đời của chùa mà còn ở số lượng tượng Phật nghệ thuật khổng lồ ở đây. Chùa
có đến 287 pho tượng lớn nhỏ, hẩu hết những bức tượng đểu có từ khi thành lập
chùa. Trong đó có 6 pho tượng đồng, 106 pho tượng gỗ và 174 pho tượng làm bằng
đất nung được sơn son thếp vàng. Đặc biệt có bức tượng “Thích Ca nhập niết bàn”
là một bức tượng thuộc loại quý hiếm, ít thấy trong các chùa ở miền Bắc cũng như
cả nước. Với kiến trúc độc đáo và những tác phẩm điêu khắc có giá trị, chùa Mía đã
được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp
Quốc gia.
Đình Mông Phụ được xây dựng năm 1684 (niên hiệu Vĩnh Tộ đời vua Lê Hy
Tông), là ngôi đình đặc trưng cho đình Việt truyền thống. Đình Mông Phụ có quy mô
lớn nhất xã Đường Lâm, được tọa lạc ngay trong trung tâm làng. Đình gồm có hai toà
đại bái và hậu cung, một gian hai chái lớn và được trang trí họa tiết bay bổng hình mầy
cuộn, rồng bay. Đình được lợp bằng ngói di xếp vảy cá. Trên thần các cột xà, thanh
xà đểu được chạm khắc hết sức tinh xảo với họa tiết đầu rổng, tứ linh, tứ quý. Có thể
nói, đây chính là hình mẫu tiêu biểu cho nghệ thuật chạm khắc trên gỗ hết sức tinh
vi của người Việt cổ. Ngôi đình được xây dựng mang đậm dấu ấn của lối kiến trúc
Việt - Mường, có sàn gỗ cách mặt đất, mô phỏng kiến trúc nhà sàn. Đình Mông Phụ
còn được trang trí bởi rất nhiễu bức hoành phi, cầu đối; tiêu biểu như bức hoành phi
“Lão long huấn tử” (rồng già dạy con) hay bức hoành phi với 4 chữ “Dũng cảm cả
tưởng” do vua Thành Thái ban tặng cho làng.
Chính lối kiến trúc cổ truyền và đặc sắc đó đã giúp đình làng Mông Phụ được Bộ
Văn hoá - Thông tin công nhận là Di tích Quốc gia về mặt Kiến trúc nghệ thuật cần
được bảo tổn vào ngày 20/5/1991. Đình Mông Phụ không chỉ có một ý nghĩa tinh thần
to lớn đối vói con người của mảnh đất này mà nó còn có một giá trị sâu sắc đối với mỗi
người Việt Nam yêu quý những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.
Có thể nói, Đường Lâm vốn tự hào là một vùng quê cổ, nơi sản sinh ra hai vị vua
tài ba của dân tộc là Ngô Quyền và Phùng Hưng. Hiện nay, trong làng vẫn còn nhiều
dấu tích của hai vị vua này, mà tiêu biểu nhất là lăng tẩm và đền thờ hai vua. Đển và
làng Ngô Quyển được xây dựng trên một đồi đất cao, có tên là đổi Cấm, mặt hướng về
phía đông. Đển thờ được xây ở phía trên, cách lăng khoảng lOOm. Phía trước lăng là
một cánh đổng rộng nằm giữa hai sườn đồi; một nguổn nước gọi là vũng Hùm chảy ra
sông Tích; bên cạnh đó là đồi Hổ Gẩm, tương truyền xưa là nơi thuở nhỏ Ngô Quyển
thường cùng bạn chăn trâu, cắt cỏ và tập luyện võ nghệ.
Đến có quy mô khá khiêm tốn, gồm: nghi môn, tả mạc, hữu mạc, đại bái (tiến
đường) và hậu cung. Đển được xây bằng gạch, lợp ngói mũi hài, có tường bao quanh.
Một t>i tícVi lỊcti sử - vÃM VioÁ Việt
c 1 8 8 )