Page 186 - Di Tích Lịch Sử
P. 186
Đại bái là một nếp nhà năm gian, bộ khung bằng gỗ, được thể hiện chủ yếu thiên vê' sự
bển chắc, tôn nghiêm; gian giữa có treo bức hoành phi để bốn chữ Hán “Tiền vương
bất vong”. Hiện nay, đại bái còn được dùng làm phòng trưng bày về trận chiến thắng
trên sông Bạch Đằng và thân thế, sự nghiệp của Ngô Quyển. Hậu cung là một ngôi nhà
dọc ba gian, bộ khung nhà bằng gỗ được trang trí hình rổng, hoa, lá.
Lăng mộ Ngô Quyền được xây dựng kiểu nhà bia có mái che, cao khoảng l,5m,
trong có bia đá ghi bốn chữ Hán “Tiền Ngô Vương Lăng” (Lăng mộ Vua Ngô Quyền).
Đặc biệt, trong quần thể đến và lăng Ngô Quyển có 18 cây duối cổ - tương truyển là
nơi Ngô Quyền buộc voi, ngựa - đã được công nhận là “cây di sản” cấp Quốc gia.
Đền thờ Phùng Hưng được xây dựng ở làng Cam Lâm. Đền chính mang dáng dấp
kiến trúc Nguyễn vào những năm đẩu thế kỉ XX. Một số hoa văn, linh vật được trang
trí trong đình như bờ nóc, đầu xà, điểm nối giữa các bộ vì, kèo, cột. Tượng Phùng
Hưng được an tọa ở hậu cung, xung quanh đển có một số cây lấy gỗ, ăn quả đã có
niên đại lâu đời như lim, nhãn, đa. Khu vực thôn Cam Lâm vẫn còn địa danh đổi Hổ
Gầm, thôn Đoài Giáp có gò Bố về - nơi gắn liền với thân thế, sự nghiệp của Bố Cái
Đại Vương.
Đến Đường Lâm, ta ngỡ ngàng trước một làng cổ còn lưu giữ những sắc màu
thời gian với một thế giới ẩn chứa nhiều điểu bí ẩn dần được hé mở. Giữa vòng xoáy
hối hả của thời hiện đại bên ngoài, Đường Lâm lặng lẽ khép mình vào một cõi, tưởng
chừng như bị quên lãng, nhưng lại đấy hấp dẫn với không khí u tịch của ngôi làng có
mấy tràm năm tuổi. Đường Lâm cùng với thành cổ Sơn Tầy đã trở thành một địa chỉ
du lịch vô cùng hấp dẫn cho những bạn trẻ khát khao khám phá những di tích lịch sử
lâu đời của dân tộc ta.
Mệt tố N tícVi lịcVi từ - VẲM VtoẮ Việt N A m
c 189 >