Page 220 - Di Tích Lịch Sử
P. 220

Xét một cách toàn diện thì kiến trúc và nghệ thuật trang trí điêu khắc của đình
      hầu  như  vẫn  mang  những  đặc  điểm  đặc  trưng  của  thời  Hậu  Lê và  sau  này là  thời
      Nguyễn. Đình Hàng Kênh được xây dựng với nguyên liệu chính bằng gỗ lim. Đình bố
      cục theo kiểu chữ công, gổm hai phần: đại đình ở phía trước, hậu cung ở phía sau, nối
      hai phẩn chính là nhà cẩu.
          Toà Đại đình là kiến trúc quan trọng nhất trong tổng thể kiến trúc của đình, có
      chiểu dài 32m, rộng 13,2m, thiết kế theo kiểu “vì chồng rường”. Đại đình có tất cả 7 vì
      với 32 cây cột, chia lòng đình thành 5 gian. Mỗi cầy cột có chu vi khoảng 2m, cao 5m,
      dưới chân mỗi cột là những tảng đá xanh chạm nổi hình bông sen nở.
          Ngoài vẻ đẹp vể kiến trúc, đình Hàng Kênh còn có giá trị vể điêu khắc.  Những
      mảng chạm khắc rồng, mây, hoa lá cách điệu nổi trên mặt các tấm ván, dưới chân các
      chấn song như thách thức cùng thời gian. Gian chính của đình có cửa võng sơn son
      thếp vàng được chạm thủng cần xứng. Cửa võng này giống như một bức tranh điêu
      khắc sống động có hình ảnh lưỡng long chầu nguyệt, đôi chim phượng xoè cánh, ngựa
      qua sông, rùa sải chân cùng hồ nước hoa sen. Trong đình có hơn 100 mảng chạm khắc
      với hình tượng con rồng -  một trong “tứ linh” của người Việt là để tài chủ yếu. Nét độc
      đáo là 308 con rồng trong các mảng chạm khắc mỗi con một vẻ, mỗi tư thế khác nhau.
          Hiện nay, nơi đây đã trở thành một điểm đến thú vị của du khách cùng với các lễ
      hội cầu phúc vào trung tuấn tháng hai ầm lịch hàng năm để tưởng nhớ Ngô Quyển.
      Lễ hội thường có hát ả đào, múa hạc gỗ, hát chèo cổ và nhiều trò vui tạo không khí
      cầu nhân khang, vật thịnh vào dịp đầu xuân. Lễ rước sắc của đình vào ngày 16/2 âm
      lịch là một hoạt động văn hoá vô cùng ý nghĩa đối với nhân dân trong vùng. Trình tự
      đám rước ở đình Hàng Kênh như sau: đi đầu là 5 cờ ngũ hành rồi đến đôi cầm cạp đi
      giữ trật tự, tiếp theo là đoàn người mang bát biểu, chiêng, trống, long đình, chấp kích,
      phường bát âm rổi đến kiệu tượng Ngô Quyển. Sau kiệu là các vị chức sắc rổi mới đến
      dân làng. Có thể nói, đình Kênh đã cùng với hệ thống đình chùa của Hải Phòng trở
      thành nơi bảo tổn những giá trị văn hoá -  kiến trúc -  nghệ thuật lâu đời của dân tộc.


























                              Một s ố    tícVi lịcVi sv í -  VĂM VioẮ Việt N A m
                                         (   223  >
   215   216   217   218   219   220   221   222   223   224   225