Page 223 - Di Tích Lịch Sử
P. 223

Đi ra phía sau là ba gian nhà lợp cói, mô phỏng Bạch Vần am là nơi Nguyễn Bỉnh Khiêm
          sau khi tìỉ quan đã về dạy học, làm ứiơ. Bên phải Bạch Vân am là khu vực tượng đài Nguyễn
          Bỉnh Khiêm và các phù điêu. Tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm là một tác phẩm kiến trúc cao
          5,7m, nặng 8,5 tấn được làm bằng chất liệu đá granit trong tư thế ngồi tay cẩm bút, tay cẩm
          sách, y phục nhà Nho, cốt cách giản dị. Hai bức phù điêu hai bên, mỗi bức có độ cao khoảng
          hơn 5m, dài hơn 20m và được làm khá hoàn chỉnh cả về nội dung, bố cục mĩ thuật. Một bức
          diễn tả lại cuộc đời sự nghiệp của Trạng Trình từ lúc còn bé đến cuối đời; bức kia diễn tả một
          giai đoạn lịch sử của địa phương từ khi thực dân Pháp xầm lược cho đến nay.
              Ngoài ra, du khách có thể khám phá nhà trưng bày các tư liệu lịch sử liên quan đến
          Nguyễn Bỉnh Khiêm nằm ở phía trước tam quan, được làm cách đầy vài năm. Trong số
          các hiện vật trưng bày ở đây, chiếc tủ kê ở chính giữa có để một số tác phẩm của Nguyễn
          Bỉnh Khiêm như Sấm kí bí truyền gổm các lời tiên đoán của ông vê' tương lai; Bạch Vân
          am thi tập, Trình Quốc công Bạch  Vân am thi tập là tập hợp một số những bài thơ chữ
          Hán và chữ Nôm của ông vể nhân ảnh thế thái hay cảnh đẹp thiên nhiên. Đáng chú ý
          hơn cả, có một hiện vật gốc là một phần còn lại của một cây cầu đá, trên đó có ba chữ
          Hán: “Trường Xuân Kiểu” (cầu Trường Xuân).
              Bên cạnh đó, du khách muốn tìm hiểu thêm có thể tới thăm mộ cụ Nguyễn Văn
          Định, thân sinh Nguyễn Bỉnh Khiêm, thăm tháp Bút Kình Thiên cách đền không xa;
          thăm chùa Song Mai và đền thờ bà Minh Nguyệt (vỢ thứ của Trạng Trình); thăm di tích
          Quán Trung Tân bên bờ sông Hàn (cạnh cẩu Hàn nối huyện "Vĩnh Bảo với huyện Tiên
          Lãng) hay qua cẩu thăm mộ bà Như Thị Thục, thân mẫu của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở làng
          Yên Tử Hạ, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng.
              Đền thờ Trạng Trình đã trải qua một quá trình xây dựng, tu sửa lâu dài qua nhiều
          triều đại khác nhau cũng như trong thời kì hiện nay. Theo sử sách ghi lại, năm 1586, nhà
          Mạc ban cấp cho làng Trung Am 3.000 quan tiền để lập đền thờ ông, có gắn biển mang
          hàng chữ “Mạc triều Trạng Nguyên tể tướng từ” do nhà vua tự tay đề, đồng thời giao cho
          địa phương 100 mẫu ruộng thờ ông. Theo Công dư tiệp kí của Vũ Phương Đê' ghi; “năm
          'Vĩnh Hựu nguyên niên (Ất Mão 1735, đời Lê Ý Tông) người trong làng vì nhờ Thị Đức
          của tiên sinh có dựng lại trên nền nhà cũ... người hàng tổng cũng nhớ ơn đức, xuân, thu
          hai kì đến tế lễ”. Nám Mậu Thìn 1929 (Bảo Đại thứ ba), dân làng quyên góp tiển bạc, công
          sức tu tạo lại ngôi đền. Tháng 9/1985, ngôi đển được thành phố chỉ đạo tu sửa, mở mang
          khuôn viên, sửa lại đường sá. Năm 1998, đền được nâng cấp, tôn nền xây tường bao. Đặc
          biệt vào cuối năm 2000, kỉ niệm 415 năm ngày mất của Trạng Trình, ưỷ ban Nhân dấn
          thành phố Hải Phòng duyệt kế hoạch cho nâng cấp tạo dựng cả một vùng rộng lớn thành
          quấn thể “Di tích danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm” gồm: “Quán Trung Tân”, mộ
          phân cụ Nguyễn Văn Định (thân phụ Nguyễn Bỉnh Khiêm), khu vực tượng đài Nguyễn
          Bỉnh Khiêm, chùa Song Mai nơi phu nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tu hành. Đường đi
          được làm lại, khuôn viên, vườn cây lưu niệm được quy hoạch, cảnh quan thật khang
          trang, ngoạn mục. Với những quan tâm đó, khu vực đến thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh
          Khiêm đang trở thành một địa điểm du lịch văn hoá lịch sử vô cùng ý nghĩa, giúp nhân
          dân ta hiểu hơn vể cuộc đời và sự nghiệp của vỊ trạng nguyên nổi tiếng này.

                                  Một 5ố  M ticVi lịcVi sừ - VĂM VtoÁ Vĩệt
                                            c 226 >
   218   219   220   221   222   223   224   225   226   227   228