Page 317 - Dạy Học Vật Lý
P. 317
Giooc Ximôn ôm (1789-1854)
Từ sự liên tưởng đó, ôm cho rằng có sự tưcmg tự giữa dòng nhiệt và dòng
điện, dòng nhiệt là do nhiệt chảy trong thanh kim loại, dòng điện là do điện chảy
trong dây dẫn. ôm nghĩ Phuriê mô tả lí thuyết về hiện tượng dẫn nhiệt bằng toán
học được thì ở đây, lí thuyết về dòng điện cũng có thể mô tả được bằng toán học.
Ôm dự định trình bày lí thuyết này trong một cuốn sách chuyên khảo lấy tên là
Nghiên cứu mạch điện ganvanich bang toán học.
Cuốn sách này đã được Ồm cho ra mắt người đọc vào năm 1827, nghĩa là
một năm sau khi công bố hai bài báo quan trọng của mình. Ngày nay toàn bộ
lí thuyết được gói gọn trong một công thức toán học mà ta gọi là định luật ôm:
I = U/R. Trong đó R được tính theo công thức R = pl/s (1 là chiều dài, s là tiết
diện của dây dẫn còn p là đại lượng phụ thuộc vào chất liệu của dây).
Phần đầu cuốn sách, ôm trình bày những cơ sở toán học cần thiết để đọc
được phần hai là phần trình bày lí thuyết điện. Nói cần thiết ở đây được hiểu là
chẳng những cần thiết đối với người đọc rộng rãi, chẳng hạn học sinh, mà còn cần
thiết ngay cả đối với nhiều nhà vật lí thời đó.
Có lẽ cần được nói cho rõ hơn về điều này. Bây giờ ai cũng biết mọi học
sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông đều có thể dễ dàng hiểu được lí thuyết
này, tức là dễ dàng hiểu được công thức
biểu diễn định luật ôm. Và nói chung,
những công thức liên quan đến định luật
% ^ ■ * • I
Ôm cũng là những công thức rất quen 'iịi. ỉs. •
%
thuộc đối với các bạn học sinh. • w t
Nhưng ở vào thời kì của ôm,
những nghiên cứu về dòng điện hãy còn
rất sơ khai. Trước ôm, là thời kì nghiên Trường đại học Bách khoa Giooc Ximôn
Ôm Nurembe
cứu về tĩnh điện, lúc đầu mới chỉ có những
nghiên cứu định tính, sau đó là những nghiên cứu định lượng, nhưng cũng chỉ
317