Page 316 - Dạy Học Vật Lý
P. 316
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai
(đồng, sắt, ...), chiều dài dây, diện tích tiết diện dây. ôm gọi dây dẫn trong mạch
là cái điện trở (để cho đơn giản, sau đây, thay vì cái điện trở ta sẽ nói dây dần).
Từ những thí nghiệm đó ôm rút ra những nhận xét sau. Một là, cưòưg độ
dòng điện chạy qua dây dẫn (tức cái điện trở) giảm (hay tăng) khi chiều dài dây
dẫn tăng (hay giảm). Hai là, cưòưg độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm
(hay tăng) khi diện tích tiết diện dây dẫn giảm (hay tăng). Ba là, dây dần làm bàng
chất liệu khác nhau thì cường độ dòng điện cũng khác nhau.
Các yếu tố nói trên của dây dẫn (chiều dài, tiết diện, chất liệu dây) hợp
thành một đại lượng vật lí gọi là điện trở của dây dần. Điện trở của dây dẫn
thường được kí hiệu là R. Đó là nội dung chủ yếu mà ông trình bày trong hai bài
báo tiếp theo.
Toán học hóa lí thuyết điện: định luật ôm
Ôm cho rằng mô tả kết quả của các thí nghiệm dưới dạng các phát biểu
bàng lời như trên thì cũng đã là tốt, nhưng nó chưa lột tả được hết ý nghĩa quan
trọng của những thí nghiệm đó. Bới vì đối
với ông, những thí nghiệm mà ông đã làm
không chỉ đơn thuần là những “thí nghiệm”
mà những thí nghiệm đó nhằm đưa đến việc
xây dựng một lí thuyết, lí thuyết điện. Do đó Con tem bưv điện Đức phát hành năm
1994 để ki niệm 205 năm, năm sinh và
ông cho rằng việc phát biểu kết quả những
140 năm, năm mất cùa Giooc ỏm
thí nghiệm một cách rời rạc như trong ba bài
báo đó là chưa thể hiện đầy đủ tư tuởưg của ông, chưa phải là một lí thuyết.
Ông nhớ lại một bài báo của Phuriê (Pouưier) về sự dẫn nhiệt. Vì một lí
do nào đó, nhiệt độ ở một đầu của thanh kim loại tăng lên chẳng hạn thì trong
thanh kim loại sẽ xuất hiện hiện tượng dẫn nhiệt, ôm tưởng tượng rằng khi đó có
một dòng nhiệt chảy trong thanh kim loại.
316