Page 307 - Dạy Học Vật Lý
P. 307
Nicôlau Auguxt Ôttô (1832-1891)
Mặc dù vậy, dựa vào thế của luật sư, Coocting vẫn quyết định kiện
Nicôlau Ôttô. Theo luật của Đức hồi đó thì bằng sáng chế không có giá trị trong
phạm vi quốc gia mà phụ thuộc từng địa phưcmg. Một bằng sáng chế có thể có giá
trị ở tỉnh này nhưng không có giá trị ở tỉnh khác. Trong tình hình như vậy thì tất
nhiên Coocting phải khởi kiện tại địa phưong nào chắc chắn có khả năng thắng
kiện.
Đen lúc ấy, động cơ bốn kì của Nicôlau Ôttô đã trở thành thương hiệu nổi
tiếng và đã chiếm hầu hết thị phần châu Âu và hơn thế ở triển lãm Paris 1878
động cơ đó đã được huy chương vàng. Còn Bô dơ Rôsa thì sáng kiến mới chỉ nằm
trên giấy, chưa sản xuất được một động cơ nào, dù chỉ để làm mẫu. Nhưng vấn đề
nan giải cho Nicôlau Ôttô là ở chỗ người ta đã tìm ra bằng chứng rằng Bô dơ Rôsa
đã đăng kí bảo vệ sáng kiến của mình ngày 16 tháng Inăm 1862.
Vì vậy, năm 1886, Nicôlau Ôttô bị tòa án (ở một tỉnh) tuyên bố hủy bằng
sáng chế (về động cơ bốn kì). Và kết quả là Coocting mặc nhiên có quyền sản
xuất loại động cơ làm việc theo chu trình Òttô. (Cần nói thêm rằng dù vậy Nicôlau
Òttô vẫn có thể bảo vệ quyền hợp pháp đối với bằng sáng chế của mình ở Anh,
nhưng ông đã không làm việc đó).
Trong vụ kiện này, công chúng và cả chính phủ lại tỏ ra hờ hững với việc
bảo vệ Nicôlau Ôttô. Người ta đồn đoán rằng sở dĩ như vậy là vì chính phủ không
muốn sự giàu có chỉ tập trung vào một số ít người mà cần có sự phân chia cho
nhiều người.
Nhân tiện đây ta nói thêm vài lời về động cơ đốt trong hai kì và bốn kì.
Theo những nghiên cứu lịch sử gần đây thì năm 1854, hai nhà sáng chế người
Italia là ơgiêniô Baxanti (Eugenio Barsanti) và Phêlixơ Matơxi (Pelice Matteucci)
đã được cấp bằng sáng chế (số 1072) về chiếc động cơ đốt trong hai kì. Các
nghiên cứu xác định ràng động cơ mà Òttô đưa đến triển lãm Paris 1867 có nhiều
307