Page 306 - Dạy Học Vật Lý
P. 306
SPBook - vưon tầm tri thức, chắp cánh tương lai
Theo thiết kế của Ôttô thì trong chu trình bốn kì chỉ có một kì sinh công
(kì ba: đốt nhiên liệu) còn ba kì kia là các việc chuẩn bị cho kì sinh công và thải
khí đốt. Vì lí do này mà đại đa số các kĩ sư hồi đó không tin tưởng vào loại động
cơ này. Bởi vì theo họ, khi động cơ làm việc kì nào máy cũng phải sinh công, nếu
chỉ có một kì sinh công thì công suất của máy sẽ rất thấp. Tuy nhiên ngay khi ấy
Nicôlau Ôttô đã nghĩ rằng có thể nâng công suất của mày bằng kĩ thuật bơm nhiên
liệu. Lúc ấy người ta đã thảo luận sôi nổi về kĩ thuật này.
Với sáng kiến về động cơ bốn kì, Nicôlau Ôttô lại thu được một thành
công lóu thứ hai kể từ năm 1867. Thành công này đã vượt xa thành công lần
trước. Loại động cơ bốn kì này được thừa nhận rộng rãi trên thương trường đến
nỗi nó được gọi là động cơ Ôttô. Khách hàng của Đơt AG tăng lên rất lớn. Mười
ba năm liền sau đó công ti đã bán được trên 8300 động cơ, trung bình mồi tuần
bán được mười một động cơ. Thắng lợi vang dội của động cơ bốn kì và của công
ti Đơt AG trên toàn châu Âu là điều nhiều công ti khác mơ ước.
Tuy nhiên cũng vì thắng lợi đó mà lại xảy ra những trục trặc đáng tiếc.
Vào năm 1884 một luật sư người Pháp tên là Vigăng (Wigand) tìm thấy một
quyển sách cũ tiếng Pháp trong đó có đoạn viết rằng năm 1862, Anphônxơ Bô dơ
Rôsa (Alphonse Beau de Rochas) một kĩ sư người Pháp đã có sáng kiến về chu
trình làm việc bốn kì của động cơ đốt trong.
Luật sư Vigăng là bạn của hai doanh nhân trong ngành sản xuất động cơ
ơn (Emst) và Bectôn Coocting (Berthold Korting) ở Hanôvơ (Hannover). Hai
doanh nhân này biết rồ rằng tài liệu đó không nói rõ Bô dơ Rôsa đã thực tế tạo ra
động cơ đó hay chưa và cũng không nói rõ sáng kiến đó còn hay không còn giá trị
pháp lí về bản quyền vì không biết Bô dơ Rôsa có nộp hay không nộp thuế bản
quyền hàng năm (ở nhiều nước tác giả phải nộp thuế bản quyền hàng năm mới
được duy trì bản quyền).
306