Page 19 - Các Chuyên Đề Về Nguy Cư Sức Khỏe
P. 19
3. NỘI DUNG CHĂM SÓC Ở CỘNG ĐồNG
Có 3 cấp độ dự phòng:
- Dự phòng ban đầu (dự phòng cấp 1 - Primary Prevention): Là bảo vệ
sức khoẻ bằng các hoạt động của cá nhân và cộng đồng bao gồm các can
thiệp như tiêm chủng đế phòng bệnh, dinh dưỡng hợp lý, thế dục, vệ sinh
môi trường» dùng các trang thiết bị an toàn bảo hộ lao động V.V..
- Dự phòng thứ câp (dự phòng cấp 2 - Secondary Prevention): Là việc áp
dụng các biện pháp sẵn có cho cá nhân và quần thê đê phát hiện bệnh
sớm, can thiệp đúng và có hiệu quả đế phục hồi sức khoẻ, như: chẩn đoán
bệnh trong giai đoạn tiền triệu của bệnh hoặc làm giảm các yếu tô" nguy cơ
cho những người có các yếu tố đó. Ví dụ, kiểm tra huyết áp và cholesterol
huyết thanh, kiểm tra đường máu V.V..
- Dự phòng câp 3 (Tertiary Prevention): Là việc áp dụng các biện pháp
sản có làm giảm và hạn chế phục hồi chức năng để khắc phục các tật
nguyền, như: làm giảm tối thiểu hậu quả của bệnh khi bệnh xảy ra, các
chương trình phục hồi chức năng sau khi đột qụy.
Trên thực tế đã có nhiều tài liệu nói về dự phòng ban đầu. Phần này chủ
yếu chúng tôi trình bày trên quan điểm các vấn đề dự phòng thứ cấp ở cộng
đồng, gia đình.
Như đã giối thiệu ở phần trên, dự phòng thứ cấp là dự phòng nhằm chẩn
đoán bệnh trong giai đoạn tiền triệu của bệnh hoặc làm giảm các yếu tố nguy cơ
cho những người có các yếu tố đó. Trong những năm gần đây, nhiều tô chức đã
đưa ra những tiều chuẩn (những nội dung cần sàng lọc) dự phòng thứ cấp trong
các cơ sở chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Những tiêu chuẩn này được tóm tắt
như sau:
1- Có liên quan đến một bệnh ảnh hưởng có ý nghĩa tới độ dài hoặc chất
lượng cuộc sông không?
2- Có cách nào để điều trị bệnh có hiệu quả và dễ chấp nhận cho bệnh
nhân không?
3- Việc phát hiện sóm và điểu trị bệnh có cải thiện được tỷ lệ mắc và tử
vong không?
4- Quy trình sàng lọc có hiệu quả không, có dễ chấp nhận cho bệnh nhân
và đỡ tôn kém một cách hợp lý không?
5- Bệnh có phổ biến đến mức đáng chịu một chi phí sàng lọc cho toàn thể
dân chúng không?
19