Page 17 - Các Chuyên Đề Về Nguy Cư Sức Khỏe
P. 17
Trong thực hành chăm sóc sức khoẻ hưóng cộng đồng, người thầy thuốc
cẩn tìm được các thông tin sẵn có tác động lên sức khoẻ của cộng đồng như các
dữ liệu về nhân khẩu học, cao huyết áp và nghiện rượu v.v... và phải đặt ra mục
đích, chương trình thay đổi cộng đồng hướng tối việc quản lý có hiệu quả và tạo
ra sức khoẻ cộng đồng.
3.2. Hướng dẫn cho sinh viên y khoa đến thảm và phân tích các tổ chức
của cộng đổng
Trong thời gian học ở trường y, sinh viên có thể được yêu cầu đến thăm các
hoạt động chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, đó có là một cơ hội rất thú vị cho họ để
thoát khỏi bệnh viện cũng như lớp học và thâm nhập vào cộng đồng. Đặc biệt,
nếu chọn được một tổ chức của cộng đồng, một dịch vụ hữu ích cho việc học tập
của sinh viên. Ví dụ: nếu như sinh viên quan tâm đến cấp cứu y tế, sinh viên có
thể tiếp xúc đội cấp cứu và có thể sắp xếp ở lại đó một thời gian cùng với nhóm
trực. Nếu như vấn đê' nghiện rượu sinh viên quan tâm thì sinh viên có thể tham
gia vào nhóm “những người nghiện rượu ẩn danh" tại địa phương hay dự các
cuộc họp của cộng đồng, của y tế.
Trên thực tế thường có nhiều vấn để cộng đồng mà sinh viên có thể học tập
được. Vấn để ở chỗ là làm sao giúp cho sinh viên tìm được nguồn cộng đồng
thích hợp đó.
Hiện nay, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên đang thực hiện chương
trình thí điểm đào tạo dựa vào cộng đồng. Đe thực hiện chương trình đào tạo
dựa vào cộng đồng, sinh viên của trưòng ngay từ năm thứ nhất cũng đã được
tiếp cận với cộng đồng, với các hộ gia đình, sinh viên đă hiểu được các nguồn lực
cơ bản của cộng đồng, sự hỗ trợ của cộng đồng trong chăm sóc sức khoẻ.
Sinh viên xuống tận thôn bản tìm hiểu các đặc điểm về kinh tế, văn hoá,
xâ hội liên quan với sức khoẻ. Sinh viên đã hoà nhập vối cộng đồng, cùng vói
cán bộ y tế địa phương tổ chức, tham gia các buổi truyền thông giáo dục sức
khoẻ cộng đồng.
ở mức độ cao hơn, sinh viên đã tập hợp và phân tích các nguy cơ sức khoẻ
cộng đồng, xác định được các vấn để sức khoẻ ưu tiên của cộng đồng.
Sinh viên có thể học tập được một cách tổng quát các vấn đê' liên quan tới
sức khoẻ tại cộng đồng mà trong điểu kiện tại nhà trường không có điều kiện
thực hiện được, ngoài các vấn đê' y tê cơ sở, các dịch vụ y tế cơ sở, vấn đề bệnh
tật của cộng đồng, sinh viên cần được trang bị thêm những thông tin thưc tế về
địa lý, điều kiện môi trường, xã hội, các thông tin về nhân khẩu học của cộng
đồng và củng như xác định được mức độ tin cậy các thông tin hiện có v.v... là
những tư liệu quan trọng để đảm bảo cho việc hoạch định kế hoạch và chính
sách y tế địa phương phù hợp và có hiệu quả. Tất cả các hoạt động học tập nói
trên đều là những ví dụ tận dụng nguồn lực, vận dụng hỗ trợ xã hội trong chăm
sóc sức khoẻ cộng đồng.