Page 12 - Các Chuyên Đề Về Nguy Cư Sức Khỏe
P. 12
- Hệ thống hỗ trợ xã hội (quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp v.v...)
- Các quan niệm về sức khoẻ, kiến thức, thái độ và trình độ dân trí
Trong các yếu tô" trên, hành vi tìm kiếm sức khoe là yếu tố quan trọng bậc
nhất trong các yếu tô' hình thành vàn hoá y tế, đồng thòi nó củng là vấn để cơ
bản của văn hoá y tế. Hành vi sức khoe là một khái niệm quan trọng của văn
hoá y tế. Khái niệm này dùng đê’ chỉ toàn bộ các ứng xử của con người đối với
các hoạt động tăng cường, phòng chống và chữa trị bệnh; đó là các phản ứng của
con người trước những vấn để của sức khoẻ trong những môi trường sống cụ thể
và môi trường xã hội.
Các hành vi sức khoẻ không phải là các ứng xử ngẫu nhiên. Nó là sự phản
ánh các quan niệm, giá trị các chuẩn mực về sức khoẻ mang tính xã hội. Vì vậy,
việc nghiên cứu tìm hiểu văn hoá y tê có thể góp phần vào quá trình tìm hiểu
các vấn đế sức khoẻ, cũng như các giải pháp nâng cao sức khoẻ của một nhóm
cộng đồng dân cư thông qua các hành vi chăm sóc sức khoẻ của họ.
Hiện nay, đã có nhiều tài liệu cho rằng có nhiều yếu tố tác động đến hành
vi sức khoẻ của người dân. Các yếu đó có thể tóm tắt như sau:
- Trạm y tê và bệnh viện các tuyến
- Sự xuống cấp về các cơ sở vật chất của các trạm y tê xã
- Sự phát triển nhanh chóng hệ thống các cơ sở y tế tư nhân
- Việc thực hiện không tốt chức năng chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở các cơ sở y
tế công
- Vấn đề an sinh xã hôi
- Vấn đê' bảo hiểm y tế
- Chế độ đãi ngộ đối vối nhân viên y tế chưa tưđng xứng vối lao động nghề
nghiệp của họ
- Sự phát triển mạnh của kinh tế thị trưòng tạo ra nhiều loại dịch vụ xã
• r • • W • • t I
hội mới
- Các chương trình kinh tế, xã hội của nhà nưóc đang tập trung vào khu
vực nông thôn v.v...
Văn hoá không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và khả năng bảo vệ
sức khoẻ của cộng đồng, văn hoá còn ảnh hưởng gián tiếp tới tình trạng sức
khoẻ thông qua những thay đổi của tập quán canh tác trong sản xuất, phát huy
vai trò dòng họ trong sản suất và thay đổi tập quán chi tiêu, ăn uống trong đòi
sống hàng ngày của cộng đồng.
Các nghiên cứu của Trần Văn Hà, Lê Minh Anh tại một số vùng đồng bào
người dân tộc thiểu số đã cho thấy các quan hệ dòng họ được củng cô" tại nông
thôn (xóm Kẻ Mui, xã Giai Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) đã góp tiền tu
12