Page 11 - Các Chuyên Đề Về Nguy Cư Sức Khỏe
P. 11
Người thầy thuốc cần cho bệnh nhân biết về lợi ích của hỗ trợ xã hội đối vối sức
khoẻ và đưa ra các hành động nhằm tăng cường quan hệ xã hội và cộng đồng.
Có nhiểu cách có thể làm tăng hoạt động xả hội trong cộng đồng để hỗ trợ
cho sức khoẻ như:
- Việc tái lập ra các chương trình hoạt động, lỏp học, các nhóm tự giúp đỡ
nhau trong cộng đồng.
- Cùng tổ chức các bữa ăn vối nhau tại trung tâm cộng đồng.
- Khuyến khích những người vê' hưu tham gia các hoạt động tình nguyện vì
cộng đồng.
- Các nhân viên y tê có thể toi chức các nhóm hỗ trợ trong cộng đồng (như
thành lập một nhóm trông trẻ, một nhóm giải trí, câu lạc bộ v.v...).
1.4. Văn hoá y tế trong cộng đồng
Khái niệm về văn hoá y tê đã xuất hiện từ lâu. Ngay từ năm 1871, nhà
nhân học người Anh Edward Tylor đả cho rằng: "Văn hoá là một tổng thể phức
tạp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và các
khả năng thói quen khác mà con người thủ đắc là một thành viên của xả hội".
Trong những năm gần đây đả có nhiều tài liệu biên soạn về "các nhóm văn
hoá " như:
- Văn hoá tiêu dùng
- Văn hoá ứng xử
- Văn hoá tín ngưỡng
Tuy nhiên, khái niệm về văn hoá y tế hay văn hoá sức khoẻ còn ít được đề
cập đến. Đả có một sô" tác giả cho rằng văn hoá y tế là hành vi ứng xử của mỗi
cá nhân hay cộng đồng trước vấn đề sức khoẻ, bệnh tật của bản thân và của
cộng đồng. Hay nói cách khác văn hoá y tế bao gồm tri thức, kinh nghiệm, sự
tìm kiếm, phản ứng của một cá nhân hay nhóm xã hội nào đó trước sức khoẻ,
bệnh tật và cả thiết chế y tế mà họ đang sống cùng.
Cho dù trên thực tế có thể có nhiều cách nói khác nhau, nhưng mọi người
đều thừa nhận rằng môi trường văn hoá ảnh hưỏng tới súc khoẻ theo nhiều
cách khác nhau như truyền thống, phong tục tập quán, tín ngưõng và các hành
vi sức khoẻ v.v...
Có nhiều yếu tô' tham gia vào quá trình hình thành văn hoá y tế như:
- Quan niệm về bệnh tật hay ốm đau
- Hành vi tìm kiếm sức khoẻ
- Thuốc và cách dùng thuổc
- Loi sông (có lợi và có hại cho sức khoẻ)
11