Page 13 - Các Chuyên Đề Về Nguy Cư Sức Khỏe
P. 13
sửa nơi thờ tổ ỏ nhà tộc trưởng. Số tiền quĩ được trưởng họ ghi chép và khi chưa
dùng đến thì có thể cho vay lãi. Điều đáng được quan tâm là các dòng họ đã có
sự liên kết, hợp tác đổi công và tương trợ trong sản xuất, ví dụ như liên kết giữa
những người trong họ sử dụng sức kéo trâu, bò để cày kéo trong sản xuất. Trong
các loại liên kết thì liên kết, tương trợ lao động của các hộ trong trồng lúa (ỏ các
khâu làm đất, gieo trồng, thu hoạch và vận chuyển là khá phổ biến ở các vùng
nông thôn miền núi v.v... Những quan hệ trong cuộc sống hàng ngày nói trên đã
tạo điều kiện trong dòng họ tổ chức và thực hiện sản suất tốt hơn, góp phần cải
thiện mức sống và chăm lo sức sức khoẻ của chính họ.
Tập quán canh tác cũng là một yếu tô" văn hoá truyền thống lâu đời của
một sô" dân tộc thiểu sô". Từ năm 1999 nhiều vùng nông thôn miền núi đã thay
đối tập quán độc canh cây lúa nương, cây ngô năng suất thấp sang cây trồng
khác như cây mía có năng suất cao hơn v.v...
Tập quán chi tiêu, ăn uống ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng là
một hình thái văn hoá cần được quan tâm. Bởi vì, sự chi tiêu này đã ảnh hưởng
một phần không nhỏ tới tình trạng an ninh lương thực hộ gia đình và từ đó ảnh
hương tỏi tình trạng sức khoẻ các thành viên trong hộ gia đình và cộng đồng.
Nghiên cứu của tác giả Trần Văn Hà và Lê Minh Anh viện Dân tộc học, tiến
hành tại xóm Kẻ Mui, xã Giai Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An đã cho thấy
mức chi phí của hộ gia đình cho lương thực, thực phẩm tương đương vối mức chi
phí lễ nghi, thăm viếng trong năm và đều ở mức chi tiêu tối đa (24%). Thông
thường chi phí lễ nghi và thăm viếng của hộ gia đình mở rộng ở mức tốn kém
hơn, nhất là chủ gia đình ỏ vị trí con trưởng. Nếu nhìn từ sự phân loại mức sống
kinh tế, sô" liệu điểu tra hộ gia đình cũng cho thấy mức chi phí khác nhau khá
rõ rệt đối với hai loại chi phí. Mức chi phí cụ thể ở các loại hộ khá phổ biến từ 2
đến 3,5 triệu đồng, trong đó các hộ nghèo và thiếu đói dao động ở hai mức: từ
500.000đ đen 700.000đ và từ l.OOO.OOOđ đến 1.200.000đ /năm. Đặc biệt khi tổ
chức đám cưới, có dân tộc tổ chức àn uống 2 ngày bên nhà trai và một ngày bên
nhà gái, chi phí trung bình có thế lên tới 8 - 10 triệu đồng. Chi cho đám tang thì
ít hơn, nhưng cỗ bàn mòi họ tộc, trong thôn, ngoài làng cũng diễn ra hai ngày,
tốn từ 3 đến 4 triệu đồng. Việc tổ chức cỗ bàn và tiệc tùng vào các dịp cúng họ
cũng là một khoản chi phí không nhỏ V.V.... Những chi phí như vậy là rất lớn so
với mức thu nhập của một thôn nghèo.
Ngoài các tục lệ trên, thói quen uống rượu hàng ngày của các thành viên
nam làm cho các hộ gia đình thiếu lương thực càng thêm khó khăn. Nhiều người
cho rằng, ngưòi nghiện rượu đa sô" thuộc hộ nghèo. Vói những người này, dù
không có tiền mua thịt, cá cho bữa ăn của gia đình nhưng vẫn phải mua rượu ở
quầy hàng bàng cách ghi sổ nợ. Do nhu cầu sử dụng rượu quá lốn, nhiều hộ gia
đình đã sử dụng một lượng lương thực để nấu rượu, đây cũng là một trong
những lý do dẫn tới bất an toàn lương thực trong gia đình, làm tăng các nguy cơ
có hại cho sức khoẻ các thành viên trong gia đình và cộng đồng.
13