Page 14 - Các Chuyên Đề Về Nguy Cư Sức Khỏe
P. 14
ở các dân tộc khác nhau, một số phong tục tập quán cũng khác nhau:
Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Đăng Hiên và Trần Mai Lan vể “Ánh hưởng
của các yếu tô' xã hội và văn hoá tới tình trạng lương thực của người Dao tại
huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn” đã cho thấy: trong cuộc sống của người Dao có
những công việc do phong tục và quan niệm truyền thống, hộ gia đình phải thực
hiện những khoản chi tiêu lớn ảnh hương đến an toàn lương thực của hộ gia
đình. Đó là khi làm nhà mới, những dịp đám cưổi, đám tang, lễ tết, lễ cấp sắc...
tốn kém nhiều tiến bạc và lương thực. Người Dao ỏ Bản Lù xã Tân Sơn, huyện
Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ăn tết năm trong thòi gian khoảng nửa tháng (từ 20
tháng Chạp đến mùng 3 tết âm lịch). Trong dịp này, mỗi nhà mổ thịt riêng một
con lợn, to nhỏ tuỳ khả năng mỗi gia đình (thường từ khoảng 30 - 40 kg) v.v...
Lễ cấp sắc là một việc trọng đại và cũng là khoản chi tiêu lớn của người
Dao. Người được thụ lễ phải chuẩn bị 20m vải trắng, lm vải đỏ, 5000 - 6000 tò
giấy vàng, 50 - 100 tờ giấy đỏ, 3 - 5 con lợn, mỗi con từ 50 kg trở lên, 100 - 150
lít rượu, 1 tạ gạo, 4 - 5 con gà to, 8 đùi lợn làm quà biếu và tiền công các thầy
cúng từ 2,5 - 3 triệu đồng. Một lễ cấp sắc thưòng kéo dài trong 3 ngày 3 đêm.
Sau khi các thầy cúng viết đủ các giấy số (1 ngày 1 đêm), người tổ chức cúng
liên tục và làm cỗ mời anh em họ hàng, bà con gần xa trong bản, ngoài bản.
Người Dao quan niệm rằng trong ngày lễ cấp sắc càng có nhiều người đến ăn thì
ngưòi thụ lễ càng có lộc. Do đó dù tôn kém bao nhiêu, gia chủ vẫn mong có
nhiều người đến ăn cỗ, uống ruỢu. Chi phí cho một lễ cấp sắc thường là
3.000.000đ đến 4.000.000 đ.
Như vậy, trong cộng đồng các dân tộc, đặc biệt là cộng đồng các dân tộc
thiếu số khu vực miền núi còn tồn tại nhiều hình thái văn hoá làm ảnh hưởng
trực tiếp và gián tiếp tới sức khoe cộng đồng và ảnh hưởng tới sự tham gia của
cộng đồng vào việc chăm sóc sức khoẻ cho chính bản thân họ.
Từ thực tế trên trong giai đoạn hiện nay người cán bộ y tế, đặc biệt là cán
bộ y tê cơ sỏ cần được trang bị những kiến thức tổng quát về các khái niệm cơ
bản trong một xã hội nhất định để thấy được mối quan hệ hữu cơ trong việc xem
xét và chăm sóc sức khoẻ hưống cộng đồng có hiệu quả.
2. CÁC NGUỒN Lực CỦA CỘNG ĐồNG VÀ s ử DỤNG NGUồN L ực
CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG CHẢM SÓC s ứ c KHOẺ
2.1. Khái niệm về các nguồn lực của cộng đồng
Các nguồn lực của cộng đồng là rất lớn bao gồm: các dịch vụ, các cơ quan,
đoàn thế và các nhóm hỗ trợ có khả năng giúp đõ các thành viên của cộng đồng
v.v...
14