Page 177 - Chữa Bênh Cao Huyết Áp Và Biến Chứng
P. 177
kinh lạc, tiêu thủng độc. Thân và lá cải thường dùng
làm rau ăn, nấu canh, muối dưa, có tác dụng tuyên
phê hóa dòm, ôn trung lợi khí, chữa bao tử hàn ăn vào
ói ra, đau quặn bụng, phế hàn, ho đồm, đau họng, lao
hạch, đau khớp.
❖ Phân tích công dụng của Bạch truật theo Tây y:
Tên khoa học là Atractylodes macrocephala Koidz.,
bộ phận dùng là rễ củ, vỏ mầu nâu, ruột trắng ngà, ức
chế vi khuẩn gây ra bệnh ngoài da, nước sắc của bạch
truật có chất glucoside kali atractylat làm hạ đường
huyết trong gan xuống thấp có thể tới mức gây co giật,
nhưng lượng glycogen trong tim hơi tăng, ức chế sự đông
máu, tăng chức năng hoạt động của gan, chống loét các
cơ quan thuộc đường tiêu hóa, chông viêm khớp.
❖ Phân tích theo Đông y:
Bạch truật có mùi thơm nhẹ, vị ngọt đắng, tính ấm,
kiện tỳ, táo thấp, hòa trung, lợi tiểu, giảm phù nhẹ,
an thai, chông loét dạ dày, tăng cường chức năng giải
độc của gan và chông viêm, nếu bạch truật sao chê với
giấm sẽ làm tăng tiết mật. Đông y xem nó như là một
loại thuốc bổ chữa các bệnh hư chứng như đau bao tử,
giảm đau bụng đầy trướng có cảm giác nóng rát vùng
thượng vị làm nôn mửa, giúp ăn được, chữa bệnh chậm
tiêu, thấp nhiệt, tiêu chảy phân sông, viêm ruột mãn
tính, chữa sốt ra mồ hôi.
Ngày dùng 1,5-3,0 chỉ (6g-12g), sắc nưốc uống.
❖ Chống chỉ định:
Người có bệnh đau bụng do âm hư nhiệt trướng, táo
bón, háo khát không dùng được.
178_3ị<fc,