Page 146 - Chữa Bênh Cao Huyết Áp Và Biến Chứng
P. 146
❖ Phân tích theo Tây y:
Hoàng kỳ có vị ngọt, tính ôn, vào 2 kinh phế, tỳ,
bổ khí, thăng dương, liễm hãm, lợi tiểu, giải độc, chữa
bệnh tiểu đường, đái đục, đái buốt, phù thủng, viêm
thận mạn tính, albumin niệu, lở loét, phong thấp,
đau xương.
❖ Phân tích công dụng của Sinh địa theo Tây y:
Thục địa là Sinh địa đã sao chế chín, tên gốc là Địa
hoàng, tên khoa học Rehmannia glutinosa (Gaertn.)
Libosch... Địa hoàng có hoạt tính chặn miễn dịch, hạ
đường máu nhờ tác dụng của chất iridoid glycoside A, b,
c, d, một mặt kích thích tiết insulin, một mặt giảm gly-
cogen trong gan. Trong Địa hoàng có 3 phenethyl alcohol
glycoside có hoạt tính ức chê men aldose reductase để
ức chê sự hình thành đục thủy tinh thể gây ra bởi biến
chứng của bệnh tiểu đường.
❖ Phân tích theo Đông y:
Sinh địa có vị ngọt, đắng, tính mát, vào 4 kinh
gan, tim, thận, tiểu trường để bổ âm, thanh nhiệt, sinh
huyết dịch, mát máu, cầm máu, chữa chứng bệnh âm
hư hỏa vượng, triều nhiệt, khô khát nóng uốhg nước
nhiều, tiểu đường, thiếu máu, xuất huyết nội ngoại, cơ
thể suy nhược.
Sinh địa chế chín gọi là Thục địa có vị ngọt, mùi
thơm, tính ấm vào 3 kinh tâm, can, thận, chữa âm hư ở
gan thận làm đau nhức lưng gối, chóng mặt ù tai, huyết
suy, chứng nóng âm ỉ, cơ thể yếu mệt, ho suyễn, tiêu khát
tiểu đưòng, bổ huyết, bổ thận, sinh tinh, làm sáng mắt
đen râu tóc, cơ thể tráng kiện
.147