Page 111 - Chữa Bênh Cao Huyết Áp Và Biến Chứng
P. 111
natri và clorid trong cđ thể làm tăng huyết áp, giúp sự bài
tiết kali. ở trong cây, glycyrhizin tồn tại ở dạng muối Ca
và Mg. Cam thảo có tác dụng gây trấn tĩnh, ức chế thần
kinh trung ương, giảm thể nhiệt, giảm hô hấp, giảm ho,
giải co thắt cơ trơn, chữa loét đường tiêu hóa bao tử và
ruột, bảo vệ gan khi bị viêm gan, tăng tiết mật, chống
dị ứng, giải độc mạnh đối với độc tô" của bạch cầu, của
cá, của nọc rắn, của strychnine, của uốn ván, của cocain
và clhorat hydrate. Cam thảo dùng chung với cortisone
làm giảm tác dụng của cortisone.
❖ Phân tích theo Đông y:
Rễ cam thảo Bắc vị ngọt, tính bình, để sông có tác
dụng giải độc, tả hỏa, chích cam thảo loại tẩm mật sao
vàng có tác dụng ôn trung, nhuận phế, điều hòa các vị
thuốc. Riêng cam thảo chữa cảm ho, mất tiếng, viêm
họng, mụn nhọt, đau bao tử, ỉa chảy, ngộ độc. Chích
cam thảo bổ tỳ vị hư nhược, ỉa lỏng, thân thể mệt mỏi,
kém ăn.
❖ Phân tích công dụng của Đảng sâm theo Tây y:
Tên khoa học Codonopsis javanica (Blume) Hook.f.
Rễ chứa đường, chất béo, không có saponin, người ta
chiết xuất được triterpenglucoside và đặc biệt là các
polysaccharide có tác dụng lên hệ miễn ậịch, chống viêm,
tăng chức năng tủy xương sinh sản tế bào có hoạt tính
miễn dịch và dưỡng bào, táng hồng cầu, giảm bạch cầu,
hạ huyết áp ngoại vi và ức chế tác dụng gây tăng huyết
áp của adrenalin.
❖ Phân tích theo Đông y:
Rễ đảng sâm có vị ngọt, tính bình, có tác dụng chữa
112_