Page 55 - Chính Sách Thương Mại Đối Với Sự Phát Triển
P. 55

Một số vấn đề lý luận chính sách ........ ngành công nghiệp hỗ trợ

            khẩu; (ii) Hạn chế bảo hộ CN địa phương mà thực chất là nuôi
            dưỡng tính ỷ lại và thay thế vào đó là nâng đỡ và hỗ trợ cho
            các ngành sản xuất hàng xuất khẩu; (iii) Bảo đảm môi trường
            đầu tư cho các nhà tư bản nước ngoài thông qua một hệ thống
            các chính sách khuyến khích và kinh tế tự do để thu hút đến
            mức tối đa vốn đầu tư của các công ty nước ngoài.

                  Mục tiêu cơ bản của chiến lược là dựa vào đầu tư trực
            tiếp cũng như hỗ trợ của tư bản nước ngoài để tạo ra khả năng
            cạnh tranh cao của hàng xuất khẩu. Nhờ đó, nền kinh tế nhiều
            nước đang phát triển trong vài ba thập kỷ qua đã đạt được tốc
            độ tăng trưởng cao, một số ngành công nghiệp đạt trình độ kỹ

            thuật tiên tiến, có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
            Ngoại thương trở thành đầu đàn của nền kinh tế.
                  Tuy nhiên áp dụng chiến lược này cũng bộc lộ những
            nhược điểm:

                  (i)  Do  tập  trung  hết  khả  năng  cho  xuất  khẩu  và  các
            ngành có liên quan nên dẫn đến tình trạng mất cân đối trầm
            trọng giữa các ngành xuất khẩu và không xuất khẩu;

                  (ii) Do ít chú ý đến các ngành CN phát triển thiết yếu
            nhất, nên mặc dù tốc độ tăng trưởng nhanh, nhưng nền kinh
            tế đã gắn chặt vào thị trường bên ngoài và dễ bị tác động bởi
            những sự biến đổi của thị trường các nước lớn.
                  Nhận thức những điểm yếu này, các nước phải tự tìm
            tòi, lựa chọn một chiến lược phù hợp với giai đoạn phát triển
            của mình. Nhiều nước đang phát triển lúc đầu chọn “sản xuất
            thay thế nhập khẩu”, rồi đến giai đoạn nào đó chuyển sang



                                         55
   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60