Page 53 - Chính Sách Thương Mại Đối Với Sự Phát Triển
P. 53
Một số vấn đề lý luận chính sách ........ ngành công nghiệp hỗ trợ
XIX. Ở các nước đang phát triển, trước chiến tranh thế giới
lần thứ II, chiến lược này được thử nghiệm đầu tiên ở các
nước Mỹ La tinh, sau đó đến một số nước Châu Á, như Ấn
Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Các quốc gia này đều mong muốn nhanh
chóng xây dựng một nền kinh tế độc lập, đây là động lực
khiến họ dấn bước vào con đường phát triển thay thế hàng
nhập khẩu. Đến những năm 60, sản xuất thay thế hàng nhập
khẩu đã trở thành chiến lược phát triển kinh tế chủ đạo.
Phương pháp luận của chiến này trước hết là xác định nhu
cầu thị trường trong nước qua số lượng nhập khẩu thực tế qua
các năm. Sau đó bảo đảm là các DN sản xuất trong nước có
thể làm chủ được kỹ thuật sản xuất hoặc các nhà ĐTNN sẵn
sàng cung cấp công nghệ, vốn và quản lý. Cuối cùng lập các
hàng rào bảo trợ để hỗ trợ cho sản xuất trong nước có lãi,
khuyến khích các nhà đầu tư trong những ngành CN là mục
tiêu phát triển. Các biện pháp thay thế nhập khẩu thường là
thuế quan bảo hộ, hạn ngạch nhập khẩu và tỷ giá cao quá mức.
Áp dụng chiến lược thay thế nhập khẩu đã đem lại sự
mở mang nhất định các cơ sở sản xuất, giải quyết công ăn
việc làm, thể hiện quá trình đô thị hoá. Bước đầu hình thành
các chủ DN có đầu óc kinh doanh. Nhưng kinh nghiệm lịch
sử cho thấy, nếu dừng lại quá lâu ở chiến lược này, sẽ vấp
phải những trở ngại rất lớn: (i) Chủ yếu nhằm vào thoả mãn
nhu cầu trong nước, TM quốc tế không được coi trọng, không
tận dụng được những ảnh hưởng tích cực của kinh tế thế giới,
hạn chế khai thác tiềm năng của đất nước và các quan hệ kinh
tế đối ngoại khác; (ii) Kinh tế của các nước đang phát triển
53