Page 54 - Chính Sách Thương Mại Đối Với Sự Phát Triển
P. 54
Chính sách thương mại đối với sự phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
trong giai đoạn đầu CN hoá là nền kinh tế thiếu thốn đủ thứ,
tổng cầu vượt quá tổng cung. Xu hướng này không thể khắc
phục được trong thời gian ngắn, nếu hạn chế quá mức nhập
khẩu thể hiện chính sách bảo hộ không thích hợp sẽ làm giảm
tốc độ phát triển kinh tế; (iii) Cán cân TM ngày càng thiếu
hụt, nạn thiếu ngoại tệ là trở ngại cho việc mở cửa với bên
ngoài và phát triển kinh tế. Nguyên nhân thiếu ngoại tệ là do
phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu, linh kiện cho sản xuất
trong nước và không có nhiều hàng hóa xuất khẩu để thu
ngoại tệ; (iv) Thực hiện chiến lược này, cần phải được bảo hộ
bằng thuế quan, tăng cường các biện pháp hành chính và phối
hợp hành chính. Điều đó làm cho các DN thiếu cơ hội tìm
kiếm ưu thế cạnh tranh, giá thành cao, chất lượng thấp, ảnh
hưởng tiềm năng phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu là chiến lược
mở cửa, hướng ra thị trường bên ngoài. Chiến lược này được
áp dụng rộng rãi ở nhiều nước Mỹ La tinh từ những năm 50
và những nước Đông - Bắc Á và Đông Nam Á từ những năm
60. Phương pháp luận của chiến lược này là sự phân tích về
việc sử dụng các “lợi thế so sánh” của một nước như thế nào
trong sự phân công lao động quốc tế, để mang lại lợi ích tối
ưu cho một quốc gia. Theo cách tiếp cận đó, chiến lược này
là giải pháp mở cửa nền kinh tế quốc dân để thu hút vốn và
kỹ thuật vào khai thác những tiềm năng lao động và tài nguyên
của đất nước, nó gồm ba nhân tố cơ bản sau: (i) Thay cho việc
kiểm soát nhập khẩu để tiết kiệm ngoại tệ và kiểm soát tài
chính là khuyến khích mở rộng nhanh chóng khả năng xuất
54